Dinh dưỡng cho lan hài Slipper Orchid
Những người trồng lan hài thành công dành toàn bộ sự chú ý của mình vào những nguyên tắc tổng quát có liên quan đến việc thỏa mãn những nhu cầu về dinh dưỡng của các giống lan hài.
Trên thị trường đều có những loại phân bón vô cơ, hữu cơ, phân tổng hợp, phân thành phần đơn hay phân đa dụng, thành phần dinh dưỡng chứa trong chúng khác nhau rất lớn cả về chất lượng và số lượng. Sự lựa chọn loại phân, trong đó có những loại phân thể rắn phân hủy chậm đem hòa vào nước tạo ra một dung dịch, được áp dụng. Một vấn đề khác cũng cần quan tâm là yêu cầu về số lượng và thời vụ của việc bón phân. Có một vài hướng dẫn có tính định hướng lại làm chúng ta lúng túng. Một số hiểu biết cơ bản về chất dinh dưỡng trong phân bón, cũng như chức năng của mỗi thành phần của chúng mà những người trồng lan đều biết.
Trên nhãn hiệu của mỗi loại phân người ta mô tả tỷ lệ N-P-K. Tỷ lệ này là bản kê trọng lượng tính theo phần trăm, có trong ba thành phần chính. Vì thế, trong một túi có thành phần 10-10-10 cân nặng 100 pounds (lbs), thì 10 lbs là N tức là Nitrogen, 10 lbs là P, tức là phosphate, và 10 lbs là K, tức là muối potassium. Còn lại 70 lbs là đất trơ (inert earths) hoặc trong một vài loại phân hoặc là calcium carbonate (vôi) và các thành phần khác. 70% dung dịch của những hoạt chất là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng các mô bị cháy do ta dùng các loại phân khô. Các loại phân được thiết kế hòa tan được trong nước để thành một dung dịch với một lượng nước nào đó. Những sản phẩm có tỷ lệ 30-10-10 cho biết rằng 30% dung dịch là nguồn nitrogen, 10% là phosphate, phần còn lại 10% là muối potassium, trong khi đó nước sẽ là 50% còn lại.
Tỷ số N-P-K là thông tin quan trọng cho những người trồng lan. Với kiến thức và sự hiểu biết này về vai trò của dinh dưỡng trong mỗi thành phần, người trồng lan sẽ lựa chọn cho phù hợp với mục đích xử dụng của mình. Nitrogen sẽ thúc đẩy tổ chức có tính thực vật phát triển. Các cây lan con, những cây mới nảy chồi hoặc bất kỳ cây nào mà ta muốn phát triển lá thì dùng hợp chất có thành phần nitrogen cao. Những người kinh doanh lan thường áp dụng cách này khi bón phân cho lan hài, những người chơi nghiệp dư thì ngược lại. Vỏ cây hiện diện trong chất nền, đem đến kết quả là các vi khuẩn thải ra nitrogen do chúng phân hủy các mảnh vỏ cây, chính điều đó đã làm tăng nitrogen theo yêu cầu. Nhu cầu nitrogen còn theo mùa, là một yếu tố chúng ta cần xem xét, vì vào mùa xuân nitrogen bị thải ra một cách nhanh chóng, vào thời điểm đó ngày dài hơn và sự phát triển của cây lan được thúc đẩy mạnh hơn.
Vai trò của yếu tố thứ hai trong phân bón – phosphorus, giúp kích thích ra hoa và kết trái. Những người trồng lan nghiệp dư, vì thế cần lựa chọn loại phân bón có thành phần phosphorate cao để thúc đẩy những cây con mau trưởng thành và ra hoa.
Thành phần thứ ba – potassium, giúp cho cấu trúc mô được khỏe mạnh và, do vậy mà cây trở nên cứng cáp. Một khi thấy vòi hoa và lá mềm rũ, giả thiết như vậy, cho chúng ta biết là cây đang cần tăng thêm potassium, song điều đó cũng có thể còn do thiếu nước, thiếu sáng hoặc vì tình trạng sinh lý nào đó.
Việc giải thích như trên hoàn toàn là từ thực tế và tổng quát về tỷ lệ N-P-K do nhu cầu của cây lan, vì vậy bạn đọc cần thu thập thêm các thông tin về ba thành phần trên của phân bón cho phù hợp với những nhu cầu và mục đích riêng nào đó.
Vai trò của mỗi thành phần trong tỷ lệ N-P-K mới chỉ là khởi đầu của câu chuyện dinh dưỡng cho cây lan. Dinh dưỡng cho cây lan luôn sẵn sàng là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc chọn lựa phân bón. Các chất dinh dưỡng phải hòa tan được trong nước dưới dạng muối khoáng ion hóa (vô cơ) và các mô của cây lan có thể hấp thụ muối khoáng đó. Khả năng hòa tan trong nước là quan trọng, khả năng hòa tan càng lớn thì khả năng hấp thụ của cây càng cao, nhưng nó cũng lại là một yếu tố rủi ro đối với các tế bào của cây, vì chúng có thể làm cháy tế bào nếu như chúng ta dùng quá số lượng cho phép. Nitrogen vô cơ hòa tan hoàn toàn trong nước. Vì thế, khi xử dụng nitrogen thì nên thấp hơn định mức và tăng chu kỳ bón nitrogen cho cả cây lan hài và phân hủy các vi khuẩn trong khi vẫn tránh được cháy các tế bào của cây lan. Khả năng các chất dinh dưỡng trong phân có nhiều thành phần hữu cơ (như nitrogen giầu u-rê và a-mo-ni-ac là ngoại lệ, vì điều đó sẽ dẫn đến đốt cháy nitrogen nếu như ta dùng chúng ở dạng đậm đặc so với nhưng loại dinh dưỡng khác như xương động vật và các chất dinh dưỡng hữu cơ khác) thì sự phân hủy các chất hữu cơ bởi hoạt động của vi khuẩn sẽ bị chậm lại.
Hầu hết các dạng phosphate đều khó hòa tan. Thí dụ, calcium phosphate là từ xương động vật, theo ước tính chúng tồn tại, không hòa tan trong chất nền, chúng vẫn còn khoảng 5% dinh dưỡng trong thời gian 2 năm cho đến khi sang chậu mới! Nguồn phosphate được biết đến là super-phosphate thì hòa tan tốt nhất, mặc dù rủi ro về cháy tế bào vẫn có nhưng vẫn là tối thiểu dù khả năng hòa tan trong nước của chúng thấp hơn các muối nitrogen hoặc potassium.
Nguồn potassium dễ hòa tan có nhiều và dễ kiếm. Khi dùng thì cần lưu ý để tránh làm cháy các rễ do kali cac-bô-nat (bồ tạt) và các hợp chất khác của potassium. Cũng giống như trường hợp của nitrogen, cách dùng chúng theo định kỳ với một liều lượng thật loãng./.
Các chất dinh dưỡng không chỉ giới hạn ở 3 thành phần trong tỷ lệ N-P-K kể trên. NHững người trồng lan cần biết rằng những phân bón nào đó có thể giới hạn ở 3 thành phần, hoặc N-P-K có thêm vôi, vì vậy các bạn cần đọc kỹ nhãn hiệu được công bố. Phân bón nếu không nhiều khoáng dinh dưỡng hơn ba thành phần trên thì ta gọi đó là loại phân không hoàn chỉnh. Nếu cứ tin vào đó thì việc nuôi dưỡng cây lan sẽ là sai cách.
Nguồn calcium và magnesium là caebonate và sulfate. Vôi, nguồn carbonate là hai chất dinh dưỡng và là một chất điều chỉnh độ pH. Chúng đều khó hòa tan. Dưới dạng sulfate thì dễ hòa tan. Tất nhiên, khi trồng Phragmipedium thì phải tránh dùng vôi vì chúng có nhu cầu pH.
Số lượng các chất dinh dưỡng bổ xung theo yêu cầu của cây lan tuy rất nhỏ, các chất khoáng bổ xung này cũng chỉ là phần phụ. Sắt (Iron), lưu huỳnh (sulfur), kẽm (zinc) đồng (copper), kền (nikel) và mô-lip-den là những chất cần nhưng chỉ có một ít trong số này cho thấy một số lượng nhỏ cần cho sức khỏe của cây lan. Một vài chất hoặc không có chất nào trong số này được tìm thấy trong các loại phân bón vô cơ. Trong các nhãn hiệu phân bón thương mại, người ta đã bổ xung chúng vào; Rong biển là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho một chất khoáng phụ, nhưng nên mua những loại đã lọc hết chất bẩn vì nếu không trong đó vẫn còn tồn dư toxic vì muối có trong nước biển. Các chất chiết xuất từ cá và các chất có tính sữa cũng là những nguồn dinh dưỡng phụ đáng tin cậy. Phân hữu cơ, mặc dù trong hầu hết trường hợp không hoàn toàn sẵn có, thường cũng là một nguồn khoáng phụ đáng tin cậy.
Vì bản kê các chất dinh dưỡng dài dằng dặc lại không hấp dẫn, ít người đọc bị thuyết phục rằng cần phải nhớ các dung dịch dinh dưỡng đó, vậy thì hợp lý nhất là ở phần này chúng ta chỉ đưa ra những vấn đề được mọi người quan tâm để thảo luận. Hàng tuần xử dụng một lượng phân vô cơ có đủ các chất (hoàn chỉnh (complete inorganic fertilizer) với liều lượng bằng một nửa theo khuyến cáo (của nhà sản xuất), nếu như ta thấy chất nền đang thiếu dinh dưỡng. Với những chất trồng mà chúng có thể làm giầu chất dinh dưỡng thì nên bón phân mỗi tháng một lần phân bón 30-10-10 đã được pha loãng trong suốt các tháng mùa xuân và mùa hè. Vào những tháng trời âm u thì cần giảm liều lượng đi chỉ còn dưới một nửa. Cần bảo đảm chắc chắn rằng carbonate calcium luôn có trong chất nền suốt cả năm cho giống lan Paphiopedilum.
Một vài người trồng lại muốn xử dụng loại phân vô cơ rẻ tiền và không đồng bộ. Việc dùng loại phân này theo một lịch hợp lý, tùy thuộc vào các chất dinh dưỡng hiện hữu trong chất nền. Một chút khoáng cần được cung cấp thông qua việc tưới nước trong đó có dung dịch chiết xuất từ cá, một dung dịch phân ngâm trong thùng nước (violet water?), hoặc một ít khoáng mà người ta bán trên thị trường.
Bản thân tôi khi dùng loại Off Mix (như đã nói ở phần trước) đã được làm giầu chất dinh dưỡng và chỉ dùng với nồng độ thấp vào mùa xuân. Vào thời gian này tôi tưới khoảng 4-5 lần với loại phân 30-10-10, thêm ½ nồng độ dung dịch chiết xuất từ cá. Những tháng còn lại trong năm, tôi chỉ tưới nước mà không cần sự cân đối cũng như bất cứ chất gì khác.
Trên hết, bạn đọc cần lưu ý điều độ trong việc bón phân bởi vì các loài lan hài là một nhóm lan không bao giờ để chúng bị bội thực. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên áp dụng ½ liều lượng theo khuyến cáo trên nhãn hàng thôi, trong khi đó lại có nhiều người trồng vẫn duy trì thường xuyên việc bón phân theo khuyến cáo này và vẫn thành công ngay cả khi chất nền khá nghèo dinh dưỡng.
Ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi về việc nuôi dưỡng lá. Tôi tin rằng kết quả sẽ tốt nếu như chúng ta bón phân theo định kỳ với nồng độ thấp cho lá vào sáng sớm những ngày xuân, nhưng dù sao cũng chỉ đơn thuần là tự tôi nhận thấy các cây lan đã có phản ứng tích cực. Tôi không thể cung cấp cho các bạn những tài liệu chuyên về nuôi dững lá của các loài lan hài, nhưng tôi xin nói lại là nếu để lá lan bị nước đọng trên đó sẽ kích thích cho việc tấn công của nấm.
Một cách dùng phân được áp dụng chung theo yêu cầu dinh dưỡng trong các nhóm lan hài. Như các loài thuộc giống Paphiopedilum thì lại cần ít phân; còn các loài lai từ giống này thì cần nhiều phân hơn một chút. Những loài, kể cả loài lai từ giống Phragmipedium thì lại cần nhiều dinh dưỡng, nồng độ cần cho chúng tương đương với dinh dưỡng cung cấp cho các loài lan khác. Những cây lan con thì thường yêu cầu phải bón phân thường xuyên hơn với nồng độ nitrogen cao để kích thích chúng chóng lớn. Tất cả các loài lan hài, có thể nói nên cung cấp mức độ dinh dưỡng từ thấp đến trung bình so với nhu cầu của các loài lan khác. Một nguyên tắc nằm lòng là dùng dung dịch phân cho lan đơn thân chỉ nên bằng một nửa định mức./.
Theo kenhantan.com
- Giới thiệu về lan hài
- Cấu trúc của hoa lan hài Slipper Orchids
- Hình thái học thực vật của lan hài - Slipper Orchids
- Lan hài Slipper Orchid – Giống Cypripedium
- Lan hài Slipper Orchid – Giống Paphiopedilum
- Lan hài Slipper Orchid – Giống Selenipedium
- Lan hài Slipper Orchid – Giống Phragmipedium
- Lan hài Slipper Orchid – Công cuộc lại tạo
- Nuôi trồng lan hài - Slipper Orchid
- Trồng lan hài vào chậu
- Chất nền - Giá thể trồng lan hài Slipper Orchids
- Sâu bệnh gây hại trên cây lan hài - Slipper Orchid
- Những bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra trên cây lan hài - Slipper Orchid
- Lan hài Cypripedium acaule
- Lan hài Cypripedium amesianum
- Lan hài Cypripedium Arietinum
- Lan hài Cypripedium bardolphianum
- Lan hài Cypripediun calceolus
- Lan hài Cypripedium californicum
- Lan hài Cypripedium candidum
- Lan hài Cypripedium cordigerum
- Lan hài Cypripedium corrugatum
- Lan hài Cypripedium debile
- Lan hài Cypripedium dickinsonianum
- Lan hài Cypripedium ebracteatum
- Lan hài Cypripedium elegans
- Lan hài Cypripedium farreri
- Lan hài Cypripedium fasciculatum
- Lan hài Cypripedium fasciolatum
- Lan hài Cypripedium flavum
- Lan hài Cypripedium formosanum
- Lan hài Cypripedium guttatum
- Lan hài Cypripedium henryi
- Lan hài Cypripedium himalaicum
- Lan hài Cypripedium irapeanum
- Lan hài Cypripedium japonicum
- Lan hài Cypripedium lanuginosum
- Lan hài Cypripedium macranthum
- Lan hài Cypripedium margaritaceum