Địa lan Thanh Ngọc
Địa lan Thanh Ngọc là dòng địa lan lan xuân, sở hữu khuôn hoa rất đẹp, hoa thơm, sắc hoa xanh vàng khiến cho bao người yêu địa săn đón sưu tầm!. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin cũng như những kĩ thuật chăm sóc dòng địa đẹp mà thơm này sao cho đúng cách thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nhé!
1. Đặc điểm
1.1 Đặc điểm hình thái
Địa lan Thanh Ngọc có tên khoa học là Cymbidium sinense var alba. Đây là dòng địa lan thuộc chi địa lan kiếm.
Loài địa lan thanh ngọc này có đặc điểm củ tròn, lá xanh thẫm, cuống lá nhỏ, phần cuống gần với củ dài hơn, nghĩa là nó mở lá gần củ hơn. Khi chưa phát triển, thân cây mỏng. Lúc phát triển thân cây bắt đầu phình ra và có màu xanh ngọc hoặc xanh ngả vàng.
Lá cây dài và to hơn thân, mềm,lá già vặn đầu. Lá dài từ 40 – 70 cm, bề ngang tầm 2 – 3 cm. Tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng, ánh nắng trực tiếp mà lá cây có màu sắc và chiều dài thay đổi. Thông thường những chậu lan được nuôi trong vườn râm mát, ít ánh nắng thì lá sẽ nhỏ và dài hơn những cây được nuôi trong điều kiện đủ nắng. Rễ cây dạng chùm, đầu rễ có màu trắng. Đa số phần thân rễ đều có màu trắng ngà. Khi gặp mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm. Khi thời tiết khô, nóng, rễ cây phát triển nhanh, quanh năm.
Hoa Thanh Ngọc mới nở màu xanh vàng, cánh thẳng vai ngang, đài hoa có màu trắng ngọc, khi hoa tàn vẫn giữ màu xanh vàng. Cần hoa Thanh Ngọc bỏ 2 - 3 đốt mới ra hoa, hoa ôm cần, nở hoa đúng dịp Tết.
Địa lan thanh ngọc nở hoa từ tháng 1 đến tháng 2 dương lịch. Độ bền của hoa khoảng 15 đến 30 ngày ( Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết).
Hoa có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng.
1.2 Đặc điểm sinh trưởng
Đây là loài hoa ưa ẩm và thoáng mát. Với điều kiện sinh trưởng thích hợp nhất là
– Ánh sáng từ: 70 - 80%
– Độ ẩm không khí từ: 70% – 80%
2. Trồng địa lan Thanh Ngọc
Được đánh giá là loài lan dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên để có một chậu địa lan phát triển tốt và ra hoa đẹp thì bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản sau
Chọn giống: Giống cây trồng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định việc phát triển của cây. Khi chọn giống địa lan thanh ngọc, bạn cần lưu ý chọn những cây mập mạp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Lá cây còn tươi, xanh không bị úa vàng. Thân cây không khô héo. Rễ cây còn nguyên vẹn, không bị đứt hay dập nát.
Thân lá khỏe, không sâu bệnh hại
Giá thể trồng lan thanh ngọc: Sỉ than, đất nhật, trấu/ vỏ lạc hun, đá xanh, xốp vụn,... trộn tỷ lệ sỉ than nhiều nhất .
Các bước trồng lan thanh ngọc
Bước 1: Chuẩn bị cây giống và giá thể trồng lan. Giá thể ngâm + xử lí nấm
Bước 2: Tách cây giống ra khỏi chậu
Nhổ cây ra khỏi chậu cây ban đầu. Sau đó rửa sạch bộ rễ và để tầm 5 phút cho ráo nước. Sử dụng dao sắc đã được khử trùng để tách thân lan thành nhiều khóm nhỏ rồi cắt bỏ đi phần rễ thối, lá hỏng. Bôi keo ở các vị trí tách.
Bước 3: Xử lí pha các dòng
kích rễ B1 + trị nấm Ridomil Gold 68WG + Atonic ngâm trong 15 - 20 phút, sau đó để khô ráo.
Bước 4: Tiến hành trồng
Lót lớp xốp vụn dưới đáy chậu tầm 5-7 cm
Đặt thẳng cây cố định sao đó cho giá thể giữ chặt gốc cây tránh bị lung lay vị trí trồng.
Phòng trị sâu bệnh
Để cây ít bị sâu bệnh và có điều kiện phát triển tốt nhất thì người trồng và người chăm sóc lan phải lưu ý một số vấn đề sau.
– Thường xuyên quan sát và theo dõi chậu lan. Phát hiện kịp thời những cây lan bị sâu bệnh, vàng lá, thối rễ để cách li chúng ra khỏi những cây khỏe mạnh.
– Thường xuyên vệ sinh khu vực trồng lan để tạo môi trường thoáng mát, tránh nấm mốc, sâu bệnh phát triển.
– Phun thuốc phòng trị sâu bệnh, thối nhũn, đốm lá theo đúng định kì: Ridomil Gold 68WG ,... Vào mùa mưa, bạn cần phun định kì 15 ngày/ 1 lần.
– Phun phòng rệp, nếu số lượng rệp ít có thể sử dụng phương pháp thủ công như lau bằng nước rửa bát
3. Cách chăm lan Thanh ngọc nở đúng tết
Với điều kiện sinh trưởng và thời gian nở hoa vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 dương lịch , nên địa lan thanh ngọc được rất nhiều người trồng để chơi tết.
Xử lí địa lan ra hoa tết
Vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch, để kích thích phân hoa mầm hoa bón các dòng phân NPK có hàm lượng phân lân cao hơn so với 2 hàm lượng của đạm và kali:10:55:10, siêu lân,...
Tháng 11âm, để mầm hoa phân hóa nhanh sử dụng các dòng phân bón có hàm lượng lân và kali cao vượt trội so với hàm lượng đạm: siêu kali,...
Vào thời điểm mưa nhiều thì hạn chế bón phân hoặc dừng hẳn. Vào mùa lạnh, nên đặt lan ở nơi có độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió và tạo ánh sáng cho cây bằng cách thắp đèn cả ngày và đêm. Khi quan sát thấy cây bắt đầu ra chồi nụ thì tưới nước và phun NPK 20:20:20 + TE để cho cây phát triển bình thường
- Địa lan Đại Thanh
- Địa Lan Cẩm Tố
- Địa lan Triều châu tố hà
- Địa lan Hoàng Vũ trồng và chăm sóc
- Địa lan Đại Hoàng
- Địa lan kiếm Tuyết Ngọc
- Lan Kiếm Vàng Cánh Bầu Hải Phòng
- Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang
- Cách trồng và chăm sóc lan Luân cỏ Eulophia
- Tại sao kiếm bị sần?
- Lan kiếm Vị Hoàng
- Phong lan Kiếm lá cứng Việt Nam và những điều cần biết
- Phân biệt hoa lan kiếm Hồng Hoàng với hoa Địa lan kiếm Trần Mộng
- Kinh nghiệm trồng địa lan bằng phân trấu ủ
- Phòng trừ sâu hại địa lan
- Bệnh hại trên cây địa lan
- Bệnh thối củ do vi khuẩn hại địa lan
- Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm
- Địa lan châu á: Các điều kiện phát triển được kiểm soát
- Địa lan châu Á
- Tưới nước và bón phân cho Địa lan châu á
- Những mẹo nhỏ trồng Địa Lan
- Địa lan rừng hình dạng như thế nào?
- Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á
- Địa lan rừng Việt Nam
- Các tiêu chí đánh giá một hoa địa lan kiếm đẹp
- Thanh lan - Cymbidium Cyperifolium
- Giới thiệu về Địa Lan Kiếm
- Cách trồng Địa lan đơn giản nhất
- Lan kiến cò râu - Habenaria medioflexa
- Cách trồng một số loại địa lan thân củ
- Lan chu đỉnh lông - Spathoglottis pubsences
- Cách trồng địa lan của các cụ ngày xưa
- Kỹ thuật trồng Địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan
- Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan
- Kỹ thuật nhân giống địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật Nhân giống và nuôi trồng địa lan Việt
- Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn