Mùa nghỉ của hoa lan
Sự nghỉ ngơi, là thời gian cần phải có do mọi sự thích nghi lâu đời để qua mùa khô hoặc lạnh. Khi mùa nghỉ đến, sự tăng trưởng của lan dừng lại, đời sống hầu như ngưng hẳn và chỉ phát triển trở lại khi đến mùa mưa.
Một trong những lỗi lầm trong cách trồng hoa lan mà những người trồng lan thường mắc phải là sự quá chú ý về các nhu cầu dinh dưỡng của cây lan và hình thức xanh tốt bên ngoài.
Một trong những điều kiện cần thiết cho đời sống của thực vật nói chung và của họ lan nói riêng là phải có sự nghỉ ngơi định kỳ hàng năm. Nhất là đa số các loài lan có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới với 2 mùa nắng, mưa rõ rệt. Đây cũng là thời kỳ mà cây lan ngưng phát triển, thời kỳ này cần về mặt sinh lý, nhất là ra hoa.
Mùa nghỉ của hoa lan là gì ?
Sự nghỉ ngơi, là thời gian cần phải có do mọi sự thích nghi lâu đời để qua mùa khô. Trong các điều kiện nhân tạo, người ta có thế bắt ép, kéo dài thời gian tăng trưởng và tạo cho chúng một sự tăng trưởng hầu như trong cả năm, nhưng chưa chắc các cây này sẽ phát triển tốt.
Trong thời kỳ sinh trưởng, cây lan nhờ khí hậu ẩm ướt và thuận lợi sẽ trở nên tốt tươi, đâm các giả hành mới. Khi mùa nghỉ đến, sự tăng trưởng của lan dừng lại, đời sống hầu như ngưng hẳn và chỉ phát triển trở lại khi đến mùa mưa. Lúc này lan bắt đầu một chu kỳ phát triển với một sức lực mới và lớn hơn năm trước.
Dấu hiệu cho thấy Lan tới mùa nghỉ ngơi
Các chi lan đòi hỏi sự nghỉ ngơi hàng năm như Cattleya, Hoàng thảo, Giáng hương, Đai châu,.... Các chi lan ở các rừng dày và ẩm, mặc dù là mùa khô, nhưng nhiệt độ trong rừng ít gay gắt, không khí luôn luôn ẩm ướt, nên sự nghỉ ngơi của chúng không có dấu hiệu rõ rệt, ví dụ các chi Hồ Điệp, Hài.
Trong mùa nghỉ của hoa lan, rễ thường khô chun lại, cây lan hầu như không hấp thụ chất dinh dưỡng, vì thế trong thời kỳ này không cần thiết bón phân và tưới nước cho lan.
Vào mùa nghỉ, cây lan với các giả hành hơi teo và nhăn lại, phần lớn loại thuộc chi Hoàng thảo sẽ có dấu hiệu ngọn cây tròn tù lại, lá ngọn nhỏ đi, vàng lá từ gốc dần dần rồi rụng sạch lá đi chỉ còn lại các giả hành trơ trụi. Nhiều người trồng lan thấy vậy sợ cây chết nên đã vội vàng tăng cường tưới nước. Sự quan tâm đến lan là đúng, nhưng đến mùa hoa bạn sẽ không hài lòng vì ít hoặc không hoa mà lại toàn keiki.
Dấu hiệu lá vàng rụng xuống để lại thân lan với lớp vỏ khô màu trắng là lúc báo hiệu mùa nghỉ của dòng lan Hoàng Thảo bắt đầu, giai đoạn này cần ngưng tưới nước và bón phân, chỉ tưới một chút nước khi cây bị héo quá nhiều.
Thời gian bắt đầu mùa nghỉ của Lan
Mùa nghỉ của lan là mùa có độ ẩm và nhiệt độ thấp nhất trong năm, do đó ở nước ta, mùa khô được chọn là mùa nghỉ của lan. Mùa mưa ở miền Nam từ tháng 5 đến hết tháng 11 dương lịch, mùa khô từ đầu tháng 12 năm đến hết tháng 4 dương lịch năm sau. Miền Bắc thì mưa nhiều từ tháng 3 đến hết tháng 9 dương, mùa khô từ đầu tháng 10 đến hết tháng 2 dương. Đối với hoàng thảo thân thòng, đầu mùa nghỉ ta bắt đầu giảm tưới nước dần, mật độ tưới thưa dần và sau khoảng 2 tháng thì cắt nước gần như hoàn toàn.
Sự nghỉ ngơi của lan có thể chia lan ra làm 2 nhóm
Nhóm cần thời gian nghỉ ngơi từ 1 - 3 tháng: các loài Hoàng thảo rụng lá, Giáng hương, Đai châu, Cattleya, ...
Nhóm có thời gian nghỉ ngơi ngắn 1 - 2 tuần: Hồ Điệp, Lan Hài...
Việt Nam có nhiều loài hoa lan xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Các loài có yêu cầu chăm sóc khác nhau và cần một sự nghỉ ngơi khác nhau. Có loài cần thời gian nghỉ ngơi dài, có loài cần thời gian nghỉ ngơi ngắn hơn. Chỉ có kinh nghiệm mới giúp bạn nhận ra sự khác biệt này.
Các cây lan thuộc họ Giáng hương cũng rụng một số lá già khi mùa đông đến
Cách chăm sóc hoa lan trong mùa nghỉ
Chọn vị trí có nhiều nắng vào buổi sáng để giúp cây cho nhiều hoa và hạn chế ra cây keiki
Đối với các cây đã ghép lâu, cây thuần:
Đầu tiên là hạn chế tưới:
- Trước đây mỗi ngày tưới một lần, bắt đầu thấy cây có dấu hiệu nghỉ (xem lại bên trên) thì tưới thưa đi khoảng 3 ngày 1 lần, tưới đẫm vào gốc, không tưới vào thân.
- Những ngày rết đậm không nên tưới mặc dù thời tiết khô hanh nứt nẻ.
- Khi cây đã rụng lá khoảng 1/2 thân thì cắt nước gần như hoàn toàn, không tưới, chỉ khi thấy thân teo tóp quá mới tưới đẫm vào gốc một lần hoặc lo xa thì 15-20 ngày tưới vào gốc một lần.
Tìm vị trí cố định để treo cây:
- Cao, thoáng nhưng ít gió, tránh nơi gió lùa, có thể căng lưới che hướng gió.
- Chọn nơi nào có chút nắng hanh trực tiếp, điều này sẽ kích thích nụ hoa hình thành hơn là keiki.
Tốt nhất là các cứ treo ra mép lưới, tìm nơi nào có thể đưa vòi phun vào trong chậu được để tiện tưới tắm.
Trong thời gian này không cần phân thuốc gì cả, khi cây đã rụng hết lá cũng là lúc cây ngừng sinh trưởng, cây khô, teo tóp lại nhưng không sao, đặc tính của chúng là như vậy.
Có một vấn đề nhiều bạn quan tâm là trên một giò thường có cây trưởng thành và những cây non mới đẻ cuối mùa hè hoặc mùa thu. Trong trường hợp này thì tốt nhất cứ cho cây ngủ đi, những cây non ra trái mùa khi gặp gió đông, hanh khô rét mướt cũng không lớn được, để nuôi cũng chẳng lớn được bao nhiêu, tự chúng cũng có cơ chế ngừng sinh trưởng và ngủ giống như những cây trưởng thành. Chờ đến mùa xuân cây lại khác đẻ mầm mới.
Đối với cây trưởng thành vừa mới ghép trong mùa nghỉ:
Thời gian này cũng là mùa tốt nhất để ghép hoàng thảo mới khai thác từ rừng. Các bạn nhìn những cây mới mang về đã rụng hết lá, rễ khô có thể yên tâm trồng mà không sợ cây chết. Chỉ cần giữ cây luôn mát mẻ (không mang phơi nắng đày đọa như cây thuần). Có thể tìm giá thể thích hợp để có một giò đẹp, hoàn chỉnh trong tương lai: Ghép lên gỗ, bảng dớn thì cắt bớt rễ già khô, chừa lại 1-2 cm, chỉ để lại những rễ sống, còn cứng. Buộc chặt gốc vào gỗ, bảng dớn đừng để lay động (cách ghép xem lại bài Hướng dẫn chi tiết cách ghép lan lên gỗ) . Trồng chậu thì đặt xốp miếng (loại làm thùng chứa hoa quả) ở dưới một lượt, bỏ than củi, vỏ thông vào, đặt cây lên rồi buộc thân vào quang treo sao cho cây đứng vững, có thể bắc ngang que, đũa qua miệng chậu để buộc cây cho chắc, đặt thêm một lớp xơ dừa, dớn mềm, rêu rừng mỏng trên mặt chậu để giữ ẩm, không phủ kín gốc.
Với loại cây mới ghép này cần giữ ẩm thường xuyên, thời gian đầu ngày tưới 1-2 lần, nên tưới nhiều vào gốc. Sau khoảng 2-3 tuần thấy thân không teo tóp, vẫn căng bóng thì có thể bớt tưới, tưới ít như ở cây thuần. Loại này năm đầu tiên đem ở rừng về thì 99% sẽ ra hoa mà không nhảy keiki.
Lan được ghép trong mùa nghỉ thì cần giữ ẩm gốc để ra nhiều cây keiki và dễ, bỏ một mùa hoa nhưng sẽ được một bụi cây khỏe mạnh cho nhiều hoa vào năm sau
Có nhiều bạn cứ thích hoàng thảo nở hoa đúng tết nhưng theo kinh nghiệm thì không nên ép. Có chăng cũng chỉ là những bông bị o ép vặn vẹo, không căng hoàn chỉnh như nở tự nhiên. Nếu bạn nào có nhiều lan, muốn thử nghiệm một hai giò ép hoa nở tết thì cứ thí nghiệm như là một thú vui, không vấn đề gì.
Mặc dù ngủ sớm, ngủ muộn nhưng cứ có hanh khô, thời tiết lạnh dần là cây ngủ. Đến khi nào mưa phùn gió bấc mùa xuân (ngay sau tết âm lịch) thì cây thức. Mặc dù rét cắt da cắt thịt nhưng có mưa xuân là cứ nên mang cây ra hứng mưa, riêng mưa xuân cực tốt cho cây, có tác dụng đánh thức cây và nảy mầm, nước có đọng ở lá cũng không sợ bị thối đọt do thời tiết lạnh, không như mưa mùa hè rồi lại nắng thì lại hại làm thối cây rất nhanh.
Cái mưa phùn có tác dụng cực hay, mặc dù ướt át nhưng không khí rất lạnh nên cây không bị hầm hơi kiểu mùa hè, thân cây căng mập nhanh chóng chỉ trong một đêm, bắt đầu hình thành nụ sau khoảng 1 tuần.
Những năm gần đây mọi người ca thán nhiều chuyện hoa nở sau tết quá lâu, đến tận tháng 3-4 âm cũng là lẽ thường vì mùa đông nắng chang chang, cây nghỉ muộn. Năm nào rét sớm, rét nhiều hoa sớm hơn.
Một cây lan với thời gian nghỉ phù hợp với đặc tính của nó sẽ dễ cho hoa hơn và hoa sẽ lớn hơn so với cây lan cùng loài không có thời gian nghỉ.
Các loại hoàng thảo rụng lá đã trưởng thành có thể ghép và không cần chăm sóc trong mùa nghỉ, các loại lan khác như lan đơn thân, lan hài...mới trồng vẫn cần phải chăm sóc đầy đủ trong mùa nghỉ gần nhất vì cây chưa đủ khỏe để có thể chống đỡ với điều kiện thời tiết khô và lạnh.
Theo Phong lan rừng
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan