Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
Với kinh nghiệm trồng lan chơi nhà phố, không gian hạn hẹp là một bất lợi cho thú chơi lan. Tuy nhiên không gì là không thể miễn sao có đam mê thì các bạn có thể vẫn thỏa đam mê được. Bài viết giúp bạn biết được những điều tối thiểu để trồng lan nhà phố với không gian hẹp như mái tôn, hiên nhà.
Xác định điều kiện trồng
Để trồng được phong lan, với không gian nhà mình các bạn xác định được yếu tố đầu tiên của không gian nhà mình xem có hướng nắng, gió không? Đây là yếu tố rất quan trọng cho việc trồng phong lan.
- Mái bê tông, mái tôn, mái hiên không cần lo lắng bởi vì mưa đối với phong lan có hay không có không phải là điều kiện tiên quyết, cái đó chúng sẽ khắc phục được…
- Chỉ cần có ánh nắng xiên vào chỗ treo lan (Tối thiểu ánh nắng chiếu xiên vào lan được 3-4h là quá ổn rồi, còn về gió có hướng gió vào và gió ra là ok).
- Tìm hiểu kỹ về loài lan định trồng, lựa chọn loài lan có đặc tính có thể phù hợp với điều kiện trồng dưới mai hiên, chú ý trồng cây hướng về phía ngoài nhiều ánh sáng để tốt cho sự phát triển của cây.
Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
Với mái hiên chúng ta treo lan gần sát phía ngoài để lan được tận dụng ăn nắng hết sức có thể, trồng lan trên cao không quá gần với mái hiên thường khoảng cách tối thiểu phải là 60cm.
- Mái hiên thì giá thể phù hợp nhất là trồng chậu gốm, chậu nhựa nan thưa và chất trồng bao gồm lớp đáy là đá nhẹ Indo, lớp giữa là vỏ thông, lớp trên cùng là dớn mềm Chile.
- Qua trải nghiệm thì mình trồng chậu nhựa nan thưa vì điều kiện trên cao lộng gió nên có sự va đập chậu gốm dễ vỡ, rơi sẽ gây nguy hiểm cho phía dưới. Còn chậu nhựa nan thưa sẽ giải quyết được yếu điểm này. (Còn vẫn thích chậu gốm thì cần định vị cố định chắc chắn, khoảng cách va đập không chạm, quang treo bằng inox để đảm bảo an toàn).
Lý do trồng Lan trong chậu bởi trên cao lộng gió cây mất nước nhanh, chậu + chất trồng như chia sẻ sẽ giữ ẩm cho làn tốt hơn.
Mùa hè nắng chói chang chúng ta sợ lan bị cháy nắng thì cách giải quyết vấn đề ở chỗ rất đơn giản là
Tăng tưới ẩm cho gốc lan để khi nắng đốt hơi ẩm của thân lá cây vẫn có nguồn nước hút bù để lá không bị mất nước sẽ bị cháy lá.
Có thể căng lưới che nắng xiên để khắc phục việc cháy nắng những ngày cao điểm. Tuy nhiên việc căng lưới sẽ bất tiện vì trên cao khó làm cũng như còn mỹ quan ngôi nhà.
Theo trải nghiệm cá nhân thì những ngày nắng nóng cao điểm tưới đẫm gốc. Có thể tưới bù khi khô nhưng KHÔNG tưới thân lá mùa hè buổi sáng, trưa, có nghĩa là mùa hè 7h sáng đã nắng chang chang rồi thì cứ gốc chậu chúng ta tưới, còn thân lá là nói không.
Kinh nghiệm trồng lan dưới mái tôn
Trồng lan dưới mái tôn, mái bằng thì cách chăm sóc như trồng trên mái hiên.
- Chỉ có điều mái tôn nếu không phải là tôn lạnh (Tôn có lớp chống nóng) thì chúng ta cần ép tấm xốp dưới tôn để tránh độ hầm nóng không khí mùa hè,
- Còn lại mái tôn và mái bê tông chúng ta treo lan cách mái từ 50cm với đk không thể xa hơn, còn lại 80cm – 1m là lý tưởng,
- Treo lan định hướng cố định để lan ưu tiên về hướng có ánh nắng xiên, tránh gió đung đưa làm ngọn lan xoay tít mùa cây sẽ kém phát triển bởi lý do suốt quá trình phát triển ngọn lan bị đảo hướng, không ổn định…ngọn sẽ nhỏ, thóp nhọn ngọn….
Tóm lại, để chơi được phong lan trên những khoảng trống của mái hiên, mái tôn mái bê tông đều được miễn làm sao có nắng xiên và gió. Còn lại những gì còn thiếu còn yếu nếu có đam mê chúng ta vẫn có thể có cách để các em ấy tỏa sáng được, hãy cứ chơi cứ yêu miễn có đam mê và các em ý sẽ không phụ công đâu nhé.
Theo vuonphonglan.vn
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan