Ruồi vàng hại hoa lan
Thật ra, rất khó để có thể khẳng định một cách chính xác rằng vết bệnh đó có phải do ruồi vàng chích và đẻ trứng hay không. Bắt buộc bạn phải ngồi rình xem có ruồi vàng xuất hiện trong vườn không mà thôi.
Còn gì đau khổ hơn khi ta nâng niu từng chiếc lá trong bao nhiêu năm tháng, vậy mà vào một sáng thức dậy đi ngắm giàn lan, ta lại thấy lá bị những quầng vàng, đốm vàng nâu trên lá của cây lan. Đặc biệt là những giống lan đơn thân đếm lá tính tiền như Ngọc Điểm (Đai Châu), Vanda, Sóc Lào, Đuôi Chồn, Sóc Ta, Hải Yến...
Có đôi khi chúng đẻ vào vòi hoa hoặc nụ làm teo vòi hoa và rụng nụ.
Thật ra, rất khó để có thể khẳng định một cách chính xác rằng vết bệnh đó có phải do ruồi vàng chích và đẻ trứng hay không. Bắt buộc bạn phải ngồi rình xem có ruồi vàng xuất hiện trong vườn không mà thôi.
Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài ruồi vàng:
Vòng đời của ruồi vàng: 22-28 ngày và trải qua 4 giai đoạn: Trứng - Ấu trùng (Dòi) - Nhộng và Ruồi trưởng thành:
- Trứng: 2-3 ngày. Trứng ruồi có hình dạng quả dưa chuột, dài khoảng 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Khi giòi nở vỏ trứng tách ra theo một đường dọc.
- Ấu trùng (Dòi) : 8-10 ngày. Ấu trùng non mới nở dài khoảng 1,5mm, miệng có một móc cứng đen, đẫy sức dài khoảng 6-8 mm, màu vàng nhạt. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng.
- Nhộng: 7-12 ngày. Vỏ nhộng (kén giả) hình trứng dài, lúc đầu có màu vàng nâu, lúc ruồi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ.
- Ruồi trưởng thành đẻ trứng sau 5-7 ngày và có thể sống hàng tháng. Một con ruồi vàng cái có thể đẻ 150-200 trứng. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát..
Cách xử lý diệt ruồi vàng
- Biện pháp vật lý: Làm nhà kính cho giàn lan, hoặc ngoài lớp lưới xanh đen của Thái quây xung quanh giàn, bạn nên quây thêm 1 lớp lưới bằng sợi cước trắng mắt nhỏ để ngăn cản hoàn toàn ruồi và các loại côn trùng khác bay vào vườn.
- Biện pháp hoá học: Hiện nay, trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có loại thuốc nào đăng ký phòng trừ ruồi vàng hại trên cây lan. Tuy nhiên, để kịp thời hạn chế và phòng trừ ruồi phát tán gây hại mạnh trên diện rộng, cùng với các biện pháp nêu trên các bạn có thể dùng bẫy ruồi đến để tiêu diệt bằng một trong các loại thuốc như:
Methyl Eugenol 75 % + Dibrom 25 % (Ruvacon 90L, Vizubon D)
Methyl Eugenol 60% + Propoxur 10% (Vizubon – P)
Methyl Eugenol 90% + Naled 5% (Flykil 95EC)
Protein thuỷ phân (Ento-Pro 150DD) + Regent
Đặt 25 – 30 bẫy/ha.
Chú ý: Có thể mua dụng cụ bẫy bán sẵn trên thị trường (bạn cứ ra nhà thuốc BVTV bảo họ bán cho dụng cụ và thuốc bẫy ruồi vàng là được) hoặc tự chế bằng cách dùng chai nhựa sẫm màu (tốt nhất là chai nhựa có màu vàng) khoét 2 lỗ nhỏ đối diện đầu chai và đáy chai khoảng 2 x 2,5 cm. Dùng dây thép cột bông gòn đã tẩm thuốc BVTV đưa vào đáy chai, đầu kia của dây thép đâm thủng đáy chai cột vào thân cây (treo ngược chai để tránh nước mưa làm trôi thuốc) sau đó đóng nắp chai lại để theo dõi được mật số ruồi trưởng thành vào bẫy. Bẫy được treo trên cây, nơi đầu gió và râm mát (không treo bẫy ngoài nắng vì thuốc sẽ giảm hiệu lực nhanh), cách mặt đất khoảng 1,5 - 2 mét để dẫn dụ ruồi bay vào. Mỗi bẫy đặt cách nhau khoảng 50 m và mỗi góc vườn nên có 01 bẫy, thay bông mới sau 15 ngày hoặc khi thấy ruồi không vào bẫy.
Có vài sự tranh cãi về việc đặt bẫy sẽ dụ nhiều ruồi tới hơn, tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng về điều này, vì bẫy chính là cách tốt nhất hiện nay rồi. Bạn nên đặt bẫy ngoài giàn lan, các góc vườn, không nên đặt trong vườn.
Nếu lan đã bị ruồi vàng chích và đẻ trứng, sau đó từ vết chích vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra các vết đốm vàng hoặc nâu thì ta nên làm gì?
Bạn có thể pha Regent 800WG với Kasumin liều cao (3ml/1 lít nước) rồi dùng kim tiên chích thẳng vào chỗ ruồi vàng chích và đẻ trứng. Hoặc nếu bị ít, bạn có thể pha sền sệt Kasumin+Regent rồi bôi lên hai mặt vết bệnh. Làm như vậy 3-5 lần, 3-5 ngày 1 lần. Thay Regent bằng thuốc Fendona 10SC cũng được.
Sau khi dùng thuốc bạn nên hồi sức cho lan với phân NPK+te (20-20-20+TE) pha chung với chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1. Liều lượng 2 thìa sữa chua gạt ngang (1 gam) NPK+te với 20 giọt (1ml) chế phẩm Hùng Nguyễn pha 1 lít nước. Phun sáng sớm hoặc chiều mát.
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan