Nấm hạt cải gây bệnh trên lan

Nấm hạt cải hay còn gọi là nấm trứng, nấm mù tạt có tên khoa học là Slerotium rolfsii tấn công vào vùng thân cây sát giá thể hoặc cổ rễ, làm thân và rễ thối đen khiến cây bị chết.

Nấm hạt cải hay còn gọi là nấm trứng, nấm mù tạt có tên khoa học là Slerotium rolfsii gây bệnh trên lan

Nấm Slerotium rolfsii xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt giá thể hoặc phần gốc sát cổ rễ, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt chất trồng.

Mô vết bệnh dần dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn bình thường, sau đó rễ dần dần hóa nâu rồi đen, thâm nâu và thối mục.

Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt chất trồng sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt giá thể chung quanh gốc cây, tạo thành một đốm tản nấm màu trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành nhiều hạch nấm. Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống HẠT CẢI (có nơi gọi là NẤM TRỨNG CÁ hoặc ở nước ngoài người ta gọi là NẤM MÙ TẠT do có hình dạng giống như hạt mù tạt).

Bệnh xuất hiện có thể rải rác hoặc từng vạt trong giàn lan tùy theo điều kiện ngoại cảnh vườn lan và quá trình chăm sóc.

Nấm hạt cải gây bệnh trên lan Slerotium rolfsii
Nấm hạt cải gây bệnh trên lan Slerotium rolfsii
 

Cách phòng trừ và xử lý:

– Tránh để cây bị mưa trực tiếp, nhất là cây con. Bệnh nấm trứng cá phát triển mạnh trong mùa mưa nên chú ý quan sát kỹ vườn lan nếu phát hiện có bệnh trong vườn cần phải tiêu hủy triệt để cây bị bệnh và chất trồng, tốt nhất là đốt bỏ để tiêu hủy mầm bệnh vì các hạch nấm tồn tại rất lâu.

Nếu trồng trong chậu phải bỏ cả chất trồng và rửa sạch chậu, khử trùng kỹ trước khi sử dụng lại.

Nếu trồng trong luống phải dọn sạch chỗ chất trồng xử lý bằng thuốc khử trùng. Các giống lan Vanda, Ascocenda và các cây lai của nó rất nhạy cảm với bệnh này. Hôm trước tôi còn thấy có bác đăng lên HỘI HOA LAN VIỆT NAM cây NGỌC ĐIỂM nhà bác ấy cũng bị bệnh này.

– Lưu ý thêm nấm trứng cá hay mọc trên các cây tre hay tầm vông thường dùng để làm giàn hay treo chậu lan. Đây là nguồn lây lan bệnh cho vườn lan nhưng thường không được chú ý tới, tránh dùng cây tầm vông làm giàn che hoặc treo vì khi bị ướt nấm rất dễ phát triển.

– Hạn chế tưới nước để bệnh không phát triển mạnh.

– Hạn chế dùng phân bón có nhiều đạm, nên sử dụng phân bón Multi-K (Siêu Kali) , MKP (0-52-34) bón cho cây.

– Sử dụng phối hợp 2 loại thuốc mới có tác dụng hạn chế bệnh. Có thể dùng:

Một số loại nấm đối kháng như : Trichoderm, Gliocladium…

Topsin (Hoạt chất Thiophanate-Methyl) + Bendazol,

Topsin (Hoạt chất Thiophanate-Methyl) + Zineb,

Carbenzim + Cadillac (Chính là Mancozed),

Hoạt chất Carbendazim + Hoạt chất Iprodione

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản