Các loại virus gây hại trên lan

Virut hoa lan ký sinh trong tế bào và sinh trưởng theo cách tự bản của chúng, vì thế khi cây nhiễm bệnh sẽ không có loại thuốc đặc trị, vì thế chỉ có thể cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao kỹ thuật phòng chống virut.

Virut là loại sinh vật ký sinh có kích thước rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi điện tử mới có thể nhìn thấy được. Virut có các dạng hình cầu tròn, hình đạn pháo, hình gậy dài hoặc hình sợi. Virut không phải hình thành từ việc hút các dưỡng chất trong tế bào hoa lan mà nó sinh trưởng nhờ cách tạo từ các bản sao.

Trong hoa lan virut gần như hủy hoại thể diệp lục trong tế bào, làm tế bào mất xanh, gây trở ngại cho quá trình đồng hóa của tế bào, khiến tổ chức tế bào bị úa vàng và hoại tử. Virut hoa lan ký sinh trong tế bào và sinh trưởng theo cách tự bản của chúng, vì thế khi cây nhiễm bệnh sẽ không có loại thuốc đặc trị, vì thế chỉ có thể cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao kỹ thuật phòng chống virut.

Một số biểu hiện bệnh trên lan

Theo nghiên cứu hiện nay có khoảng 20 loại virut gây hại hoa lan. Trong đó có những loại thường gặp như:

Virut gây bệnh hoa lá trên lan Cymbidium: Cymbidiummosaic virus
Virut gây bệnh đốm vòng trên lan Cymbidium: Cymbidiumringspot virus
Virut gây bệnh đốm nhỏ trên hoa lan: Orchidfleck virus
Virut gây bệnh đốm vòng trên lan: Odontoglossumringspot virus
Virut gây bệnh trên lá lan Vanda: Vandamosaicvirus
Virut gây bệnh trên lá hoa cỏ: Tobacocomosaivirusorchidstrain
Virut gây bệnh hoa lá trên dưa chuột: Cucumbermosaic virus
Virut gây bệnh đốm vòng trên cà chua: Tamatoringspot virus
Virut gây bệnh đốm vàng trên lan hồ điệp: Phalaenopsischloroticspot virus

Virut gây bệnh trên lan thường chỉ gây bệnh cho loại lan nhất định, tuy nhiên có vài loại virus đồng thời gây hại trên cả cây lan khác mà chỉ xuất hiện triệu chứng bệnh của một loại virus. Cũng có trường hợp có cùng một loại virus gây bệnh cho các loại cây khác nhau và xuất hiện triệu chứng khác nhau.

Khi bị virus tấn công lan sẽ có những biểu hiện như: hoa, lá biến màu, có vân, đốm khô hoặc đốm vòng hoại tử, dị dạng. Chủ yếu bệnh xuất hiện trên phiến lá, nhưng các phần phát bệnh, hình thái đốm bệnh và mức độ biểu hiện tùy thuộc vào loại virus, loại hoa nhiễm bệnh, thời kỳ sinh trưởng, nhiệt độ môi trường khác nhau và có biến đổi.

Triệu chứng bệnh có khi ở phần giữa, phần gốc lá, đầu mút lá, giữa gân lá, viền lá. Hình dạng vết bệnh cũng không thống nhất, có vết chỉ có một chấm, có vết dạng viên, có khi là cả một đoạn lá, có khi là một đốm bệnh. Mức độ đốm bệnh cũng không giống nhau, khi nhiệt độ không khí thấp, triệu chứng bệnh không biểu hiện rõ, khi nhiệt độ cao thì rõ rệt.

Khi đưa cây vào trồng để ngăn ngừa virus cần ngâm tất cả cây con vào thuốc kháng virus trong 2 tiếng. Các dụng cụ sử dụng như dao cần ngâm trong Formalin hơn 2 tiếng, hoặc dùng lửa hơ qua vài giây để khử độc. Sau khi trồng, mỗi lần tưới nước đều phải pha loãng dung dịch thuốc kháng virus để tưới, mỗi tháng tưới 1 lần, 2 năm sau nếu không có triệu chứng bệnh virus thì mới có thể chăm sóc như những cây khỏe.

Để phòng virus ngoài việc bón phân, tưới nước, phun thuốc giống các mầm cây khỏe, còn phải phun giấm gạo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:250 lần, mỗi mùa phun lần lượt 1 lần Apirin, dung dịch kích thích sinh trưởng. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị tận gốc virus hoa lan, nhưng đã có vài loại thuốc có thể khống chế virus trong thời gian ngắn.

Một số bệnh do virus gây ra ở lan và cách phòng trị:

Bệnh hoa lá ở lan

Bệnh hoa lá ở lanBiểu hiện: Bệnh hoa lá ở lan hay còn gọi là bệnh đốm hoại tử hoa lan, là một trong những bệnh virus phổ biến trên thế giới hiện nay.

Sau khi nhiễm bệnh 3 tháng, chồi mới sẽ xuất hiện, đốm héo vàng, cùng với sự phát triển của lá, đốm ngày càng rõ và chuyển thành đốm hoại tử màu nâu hoặc nâu xám. Sau khi nhiễm bệnh 6 tháng, trên lá non xuất hiện khu vực màu xanh nhợt nhạt có các sợi dài và mảnh. Sau 6 tháng bị bệnh, ở mặt sau của lá bệnh cũ xuất hiện đốm đen và vết sợi, bệnh nặng thì lá non có thể xuất hiện đốm hoại tử.

Cách phòng trị: Khi phát hiện bệnh thì nên dọn sạch, đốt các cây bị bệnh, trong khu vực có bệnh các vật gián tiếp như: chậu, than bùn, sỏi đá cần đem khử độc trong nhiệt độ cao. Khi tách gốc hoặc thay chậu nên khử trùng tay và dụng cụ sử dụng.

Bệnh đốm vằn hoại tử

Bệnh đốm vằn hoại tửBiểu hiện: Hay còn gọi là bệnh chấm nhỏ hoại tử, thường phát bệnh trên phiến lá, trên cá thể bị hại mặt lá lúc đầu xuất hiện vân đốm mờ, tế bào thịt lá vỡ, xuất hiện đốm nhỏ màu nâu vàng lõm. Khi nghiêm trọng xuất hiện đốm bệnh nâu đen có chút sắc đỏ, vân đốm không có hình dạng cụ thể và dài mảnh, lẫn với đốm vòng.

Cách điều trị: Giữ vệ sinh môi trường, khi tách cây thì tay và dụng cụ cần phải vệ sinh bằng xà phòng để rửa và khử độc. Khi phát hiện mầm bệnh thì dọn sạch mầm bệnh ở lá già, khô héo, tiến hành tiêu hủy để tránh mầm bệnh lây lan.

Bệnh đốm vòng

Bệnh đốm vòngBiểu hiện: Hay còn gọi là bệnh đốm vòng hoại tử, là một trong những loại bệnh virus thường gặp nhất ở lan. Trên phiến lá cây bệnh xuất hiện đốm vàng hóa hoại tử hoặc chấm hoại tử, cả cây khô héo, nhỏ và thấp.

Cách phòng trị: Làm sạch các thể bị bệnh, không dùng cá thể bị bệnh làm cây gốc để nhân giống, thông qua tổ chức nuôi dưỡng sản xuất mầm lan không có virus. Tăng cường quản lý hàng ngày, bón phân hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây. Khi tách cây hoặc thay chậu bạn nên cẩn thận tránh làm tổn thương phiến lá, ngăn chặn truyền bệnh do cọ xát và qua nhựa cây. Đối với cây bị bệnh nên phun Dimethoate 40% pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:800 lần, hoặc 75% Phoxim pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần.

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản