Các loại Rệp gây hại cho lan
Có hàng chục loại rệp gây hại trên lan như rệp sáp, rệp vảy, rệp vảy ốc, rệp bông, rệp vừng, rệp sáp nắp vỏ trai.... Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể.
Tổng họ: Coccoidea - Bộ : Homoptera
THÀNH PHẦN GÂY HẠI
Nhóm này bao gồm những loài nói chung có kích thước rất nhỏ, gây hại bằng cách chích hút dịch cây lan (trên lá, nụ hoa, giả hành, thân). Có nhiều loài Rệp Sáp hiện diện trên hoa, có thể chia Rệp Sáp ra làm 2 nhóm: nhóm Rệp Sáp Dính với các giống phổ biến như Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus và Saissetia và nhóm Rệp Sáp Bông với các giống và loài phổ biến như Pseudococcus, Planococcus và Icerya purchasi.
Có hàng chục loại rệp gây hại trên lan như rệp sáp, rệp vảy, rệp vảy ốc, rệp bông, rệp vừng, rệp sáp nắp vỏ trai....
MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, GÂY HẠI
Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, mầu sắc và kích thước khác nhau (Rệp Sáp Dính) hoặc lớp phấn trắng (Rệp Sáp Phấn). Lớp vỏ của nhóm Rệp Sáp Dính có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng như ở nhóm Aonidiella, Lepidosaphes hoặc tạo thành vách da không thể tách khỏi cơ thể như ở nhóm Coccus hoặc Lecanium.
Quá trình phát triển của Rệp Sáp rất phức tạp, chúng có loài có thể di chuyển và có loài không di chuyển, ở nguyên 1 vị trí và chích hút.
Các loài Rệp Sáp đều có chu kỳ sinh truởng ngắn (đa số dưới 1 tháng), khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, nếu điều kiện môi trường thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh. Gây hại bằng cách chích hút (ấu trùng và thành trùng Cái) lá, giả hành, nụ hoa, cuống hoa, thân.
Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, giả hành bị khô, teo tóp lại và chết, nếu trong quá trình tạo nụ, chúng tấn công nụ có thể sẽ tạo ra những bông hoa dị dạng, kém chất lượng. Bên cạnh đó từ vết chích hút của rệp còn là nguồn gốc của bệnh Thối nâu do vi khuẩn và thậm chí là cả virut.
Gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rầy tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây lan. Bạn muốn biết cách xử lý đám muội đen như bồ hóng bám ở lá lan, bẹ lá lan thì mời bạn quay lại bài Nấm Ký Sinh, Nấm Hoại Sinh đọc nhé!
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Bạn cần phải thường xuyên theo dõi, quan sát cây lan nhà bạn. Đặc biệt là các kẽ lá, vòi nụ, mặt trên mặt dưới lá... để phát hiện sớm rệp tấn công lan nhà bạn.
Nếu bạn thấy ít ít thì có thể dùng nước rửa chén sunlight pha loãng với nồng độ 1ml pha 1 lít nước rồi phun vào rệp. Đối với các giống rệp di chuyển được khi dính nước xà phòng rửa chén sẽ chết vì ngộp thở, còn các giống rệp có vảy nằm im 1 chỗ thì phải kết hợp bàn chải đánh răng lông mềm mà chải đi hoặc chịu khó lấy móng tay cạo bỏ rệp đi.
Có những khoảng thời gian tôi có hơn hai chục giò Hoàng Lạp bị rệp vảy bám kín cả lá và giả hành, dùng bàn chải đánh răng đánh mất cả 1 ngày mới xong lũ rệp. Cách này thực sự không triệt để, sau 1 thời gian lũ rệp lại phát triển như cũ.
Nhiều kết quả khảo sát cho thấy một số loại thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ tỏ ra có hiệu quả đối với Rệp Sáp khi không sử dụng liên tục một loại nhất định, nên sử dụng thuốc phối hợp thuốc hóa học với Dầu khoáng (0,5%), tuy nhiên để tránh ảnh hưởng của Dầu khoáng đối với cây trồng, phải tôn trọng nồng độ khuyến cáo khi sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường tôi nhận thấy có sự kết hợp của hai loại thuốc là Movento pha chung với SK Enspray 99EC
Giới thiệu đôi nét về hai loại thuốc trên để các bạn nắm được thông tin:
SK Enspray 99EC
Dầu khoáng SK Enspray 99EC được dùng như thuốc trừ nhện, trừ các loại sâu hại (phổ rộng), đồng thời hạn chế một số bệnh hại và còn được dùng như chất hỗ trợ cho thuốc trừ sâu, trừ cỏ. Đối với sâu hại, dầu khoáng có tác dụng gây ngạt (do bịt lổ thở), thối trứng và thay đổi tập tính (ăn, đẻ trứng). Đối với bệnh hại, dầu ngăn cản sự nẩy mầm của bào tử, hạn chế sự phát tán và phá vở màng tế bào bào tử.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC là thuốc phổ rộng, hiệu quả cao trừ nhện, rệp sáp, các loại rầy, sâu vẽ bùa, ruồi trắng, rầy chổng cánh trên cây ăn trái, cây công nghiệp, rau, cây cảnh, cây trồng trong nhà lưới.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC không gây hiệu ứng kháng thuốc, thuộc nhóm độc IV, không độc hại cho cây trồng, an toàn cho người, tôm, cá, ít hại thiên địch, không để lại dư lượng trên nông sản, phù hợp cho chương trình IPM và sản xuất nông sản sạch.
Thời gian cách ly: 2 ngày.
Sử dụng:
- Movento là thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác động vị độc, lưu dẫn hai chiều. Thuốc có hiệu quả cao, kéo dài trên côn trùng chích hút & các loại côn trùng khác (rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ...).
- Moventon có tính chuyên biệt cao, chỉ diệt côn trùng khi thuốc đã được cây trồng hấp thu & côn trùng chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây trồng. Do đó, Movento rất thân thiện với môi trường & ít ảnh hưởng đến các lọoại thiên địch. Thuốc được đăng ký sử dụng trên rau, cây ăn trái...tại Mỹ, Châu Âu & nhiều nước trên thế giới.
Công dụng và lợi ích:
- Thuốc có khả năng tìm diệt côn trùng gây hại ẩn núp hoặc khi phun không trúng thuốc (phun trên tán lá diệt được côn trùng gây hại ở phần rễ hoặc trên ngọn xa tầm phun thuốc)
- Giảm được chi phí & công phun do hiệu quả cao và kéo dài.
- Phun trên tán lá diệt côn trùng phá hoại ở phần rễ, nên không cần phải đổ thuốc xuống gốc.
- Thuốc không gây hại kiến vàng nên rất phù hợp cho quản lý dịch hại (IPM) trên cây bưởi (cây có múi)
Hai loại thuốc trên đều không mùi, độc rất nhẹ. Phù hợp cho việc phòng trừ côn trùng cho lan khi trồng lan trong khuôn viên sân vườn sát nơi ở.
Có một số bạn bảo thuốc không có tác dụng? Thật ra là tác dụng chậm. Phải phun nhiều lần mới hiệu quả.
Tuần phun 1 lần, ít nhất 3-6 lần khi trị rầy, rệp, sâu và nhện... Khi phòng bệnh thì nên nửa tháng phun 1 lần vào lúc chiều mát. Không nên phun sáng!
Nhân thể bài này, tôi chia sẻ các bạn cách nhận biết độ độc của thuốc BVTV qua bao bì thông qua các ký hiệu:
Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc
Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.
Vạch màu xanh trên bao bì xanh da trời là thuốc độc nhóm III, thuộc loại ít độc.
Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại độc rất nhẹ.
Tôi gợi ý cách dùng thuốc như vậy, còn trên thị trường hiện nay có hàng triệu loại thuốc khác nhau, bạn thích chọn lựa như thế nào là quyền của bạn. Bạn chỉ cần nhận biết được tên của loại côn trùng đang hại lan nhà bạn, sau đó bạn ra nhà thuốc Bảo Vệ Thực Vật (BVTV) hỏi thuốc thì kiểu gì cũng có thứ bạn cần (còn thứ bạn muốn đôi khi lại không kiếm được).
Theo cayxanhlamnghiepp.blogspot.com
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan