Kỹ thuật trồng lan trên vỏ cây
Ngoại trừ lan mọc dưới đất, phần lớn các giống lan thuộc loại Epiphyes và loại Lithophytes đều có thể trồng bằng cách gắn cây lan vào vỏ cây. Lối trồng này thật ra hợp với thiên nhiên hơn là trồng trong chậu.
Trồng lan trên vỏ cây: Ngoại trừ lan mọc dưới đất, phần lớn các giống lan thuộc loại Epiphyes và loại Lithophytes đều có thể trồng bằng cách gắn cây lan vào vỏ cây. Lối trồng này thật ra hợp với thiên nhiên hơn là trồng trong chậu. Trồng trong chậu chẳng qua chỉ là một cách thuần hoa cây lan mà thôi.
Lối trồng trên vỏ cây có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
- Có ích cho những loại lan muốn phơi rễ ra ngoài không khí.
- Giúp cho cây lan và rễ tăng trưởng một cách tự nhiên theo chiều dọc.
- Gọn nhẹ hơn so với lối trồng trong chậu, không chiếm nhiều mặt bằng.
- Bảo đảm không thối rễ nhưng trái lại, dễ bị khô; tránh bị úng nước nhưng cần cung cấp nhiều độ ẩm.
- Nhìn tự nhiên và mỹ thuật, tùy theo độ thẩm mỹ, phối hợp giữa cây lan và vật liệu ta có một tác phẩm nghệ thuật làm tăng giá trị của hoa lan.
Vật liệu để gắn hay buộc cây lan:
- Thân cây dương xỉ mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Cây có thân xốp, nhiều sợi, rất thoáng khí. Cây được cắt thành đoạn hay để nguyên cả cây. Loại này rất bền, kéo dài nhiều năm, rễ lan dễ bám vào. Vỏ cây dương xỉ cắt thành từng tấm là phần ngoài của thân cây.
- Vỏ cây bách sần sùi tăng thêm vẻ thô sơ, hoang dại. Nên chọn vỏ cây dày, không tách rời gỗ, dễ bị sâu bọ ẩn trú. Hoặc vỏ cây thông, vừa sần sùi đẹp lại có sẵn chất chống lại bọn nấm mốc.
- Vỏ quà dừa có thể để nguyên hay cắt làm đôi.
- Vỏ cây làm nút chai, cây này cung cấp vỏ rất dày dùng trong kỹ nghệ đóng nút chai. Cây trồng 20 năm mới thu hoạch, sống lâu từ 150-200 năm. 9 năm mới lấy vỏ một lần. Vỏ cây dày từ 2.5-5cm rất lý tưởng để buộc cây lan vào, rất có mỹ thuật để triển lãm.
- Gắn cây lan vào lưới, tốt hơn là gắn vào lưới bằng nylon để cho gió dễ dàng lùa qua. Ví dụ như cây lan không lá Chiloschista lunifera..
- Máng vào giỏ treo.
- Gắn lên các cây trong vườn, có thể gắn cây lan lên các cây ăn quả trong vườn, ngoại trừ những cây có nhựa độc. Cây lan chỉ bám vào cây chính mà không làm hại cây này như các cây tầm gửi khác. Các loại cây cam, bưởi, chà là, sồi, sung, cau, dừa đều có thể dùng làm chỗ gắn cây lan. Nên chọn những cây trong vườn có nhiều nắng, gần nguồn nước và ở vào chỗ ta có thể ngắm nhìn. Cách này có một bất lợi là không di chuyển được.
Những cây, vỏ cây dùng để gắn lan cần phải để thật khô để tránh nhựa cây có thể không tốt cho lan. Đối với cây ở nước mặn, nước phèn cần phải tẩy sạch trước khi gắn cây lan vào.
Những vật dụng sau đây cần có thể có để gắn lan vào gỗ:
- Kẹp bằng thép mạ dài khoảng 5cm, đủ cứng để gắn cây lan vào gỗ.
- Cước câu với sức chịu từ 2.7-4.5kg, màu trong để khỏi lộ khi buộc cây lan vào gỗ.
- Khoan để khoan lỗ xỏ móc thép, xỏ dây…
- Dây điện nhỏ, dây điện thoại có bọc nilon để không có gỉ sét gây độc cho cây.
Chuẩn bị:
Nên sắp sẵn các vật dụng khi trên.
- Ngâm các vật dụng để gắn lan vào từ ngày hôm trước.
- Ngâm nước một nắm sphanum moss.
- Ngâm chậu lan muốn lấy cây ra để buộc vào gỗ.
- Lấy bùi nhùi hay bàn chải sạch nhúng alcohol chùi những vết bẩn còn dính trên thân gỗ hay vỏ cây.
Lấy cây lan từ trong chậu ra giống như thay chậu.
- Làm sạch rễ, loại bỏ rễ hư thối.
- Tránh làm gãy rễ.
- Cắt hoa đã tàn, lá úa, loại bỏ rễ quá dài với dao, kéo đã hơ lửa.
Đặt trên cây miếng gỗ sao cho cân đối, tương xứng. Đánh dấu chỗ cố định gắn cây trên miếng gỗ hay vỏ cây.
Tiến hành:
Lấy rêu đã ngâm nước trải đều và mỏng trên vỏ cây nơi muốn gắn cây lan vào, nếu cần lấy dây câu quấn lại. Mục đích là làm chất đệm và để giữ thêm độ ẩm cho cây mới gắn.
Xếp rễ đề lên lớp rêu nêu trên, cây và rễ nên xếp theo hàng dọc cho thuận chiều tăng trưởng.
Lấy dây cước cuốn cây lan vào gỗ hay vỏ cây, nơi đánh dấu. Tránh cho dây cước đừng cắt vào củ, rễ, lá. Dùng kẹp để gắn chung quanh rễ, nơi tiếp giáp với thân vào gỗ hay vỏ cây.
Cuốn thêm dây cước hay lưới cá chung quanh, nhất là chỗ còn lỏng.
Có thể dùng dây điện, dây điện thoại buộc chặt tạm thời trong khi chờ rễ tăng trưởng bám lấy gỗ hay thân cây.
Chăm sóc cây lan mới gắn:
Để cây lan mới gắn ở chỗ bóng mát trong vài tuần.
Phun hơi nước cây mới gắn cho đến khi rễ dài ra. Có thể dùng Superthrive pha với nước rồi phun lên cây.
Tưới đẫm 2-3 lần một tuần khi cây tăng trưởng và ít hơn khi cây ngủ vào mùa đông.
Nên để cây đúng hướng nắng và đừng đổi hướng liên tục làm cây chậm phát triển, nếu thay đổi liên tục 180 độ thì cây sẽ chết.
Nên gắn, máng, buộc cây lan vào lúc bắt đầu mùa tăng trưởng. Thời gian này cây đầy nhựa sống, rễ mọc nhanh, cây dễ lấy lại sức sau khi thay đổi môi trường.
Theo caykieng.farmvina.com
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan