Cách bón phân cho cây hoa lan
Cách tốt nhất để bón phân là hòa loãng, cho phân tan hoàn toàn vào nước. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau thấm đến rễ. Nếu có dính vào lá thì cũng được hấp thu.
Trong việc chọn lựa phân, ta cân nhắc chừng nào thì trong việc chọn cách tưới phân ta cũng thận trọng chừng đó. Cách tốt nhất để bón phân là hòa loãng, cho phân tan hoàn toàn vào nước. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau thấm đến rễ. Nếu có dính vào lá thì cũng được hấp thu. Một số phân bón lá thì nên tưới mỗi ngày và rửa lại vào ngay ngày hôm sau để tránh sự phát triển của rong, tảo và sự cô đọng của muối. Bón phân hột, tan chậm cũng có thể dùng để bổ sung cho việc bón phân lỏng, nhưng thường không được đồng đều, nếu nó dễ tan thì có thể gây hại cho rễ non. Đặc biệt không bón phân hữu cơ vào gốc lan vì sự phân hủy của chúng sớm muộn gì cũng làm mất sự thông thoáng của chậu lan, gia tăng sự ẩm ướt làm thối rễ, hư cây..
Có 2 vấn đề đặt ra khi tưới phân:
Tưới phân làm sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất
Tưới phân làm sao cho kinh tế nhất
Như các bạn đã biết, rễ là cơ quan chính yếu giúp cây lan hấp thu nước và muối khoáng để nuôi cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng, nhất là ở trường hợp lan con. Nhưng đối với lan lớn, việc hấp thụ của lá không đủ cho nhu cầu phát triển tăng trưởng của cây. Do đó, lúc tưới, ta phải chú ý đến bộ rễ. Vậy tưới làm sao cho ướt bộ rễ là điều đáng bàn cãi.
Có người tưới phân như tưới nước, tưới thật đẫm cho toàn bộ thân, rễ, lá, chậu và chất trồng đều thấm ướt đầy phân. Nhưng tưới như vậy lại sử dụng nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Vì vậy muốn đạt được 2 điều nêu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong mấy năm qua thì trước khi tưới phân, chúng tôi tưới nước qua một lượt như hàng ngày, sau đó quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rễ mà không để phân chảy xuống đất như khi tưới nước. Việc tưới nước cho ẩm ướt trước sẽ dễ dàng thấm phân khi ta tưới vào, không bị chảy tuột đi. Làm như vậy, ta có thể tiết kiệm được 1/2 số lượng phân dùng bình thường.
Nhưng có người cho rằng khi tưới nước vào thì cây hút nước no rồi làm sao hút được phân? Điều này không đúng vì việc hút nước và hấp thụ phân xảy ra theo 2 phương cách khác nhau riêng biệt, nên không có vấn đề no nước khiến rễ từ chối phân.
Tưới phân vào lúc nào trong ngày thì phù hợp nhất?
Nếu ta chia một ngày ra làm 3 giai đoạn thì:
Buổi sáng sớm: nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Dần dần khi mặt trời lên cao khoảng 9-10 giờ thì nhiệt độ tăng dần, ẩm độ hạ thấp xuống.
Buổi trưa từ 9-10 giờ đến 15-16 giờ, nhiệt độ cao và ấm độ thấp liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ.
Buổi chiều từ 15-16 giờ, nhiệt độ hạ dần, nhưng ẩm độ tăng lên từ từ cho đến đêm. Suốt đêm độ ẩm cao nhất, nhiệt độ thấp hơn cả.
Phân được sử dụng hiệu quả qua đường lá khi:
Phân ở dạng dung dịch và dung dịch ấy bám vào rễ, lá và chất trồng
Các chất tan dù ở dạng phân tử hay ion sẽ xuyên qua màng tế bào để vào bên trong nguyên sinh chất, thủy thể của tế bào. Cho nên phân mà ta tưới vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào chừng nào phân còn ở dạng dung dịch. Ngược lại, nếu tưới phân không lâu đã thấy chúng khô đọng lại các vết trắng ở mặt ngoài của lá thì chỉ một phần rất ít phân được hấp thụ mà thôi.
Các vết muối còn đọng ở mặt ngoài của lá sẽ không thấm được vào bên trong tế bào cho đến khi chúng được hòa tan trở lại thành dung dịch. Điều này xảy ra khi không khí có độ ẩm cao.
Thí nghiệm của Rossi và Beauchamp đã cho thấy sự hấp thụ Zn và Mn của muối sulfat ở lá cây đậu vàng trong tủ kính có độ ẩm 70% tốt hơn là ở trong tủ kính có độ ẩm 25%, nhất là trong 24 giờ đầu. Điều này chứng tỏ tưới phân theo đường lá vào lúc độ ẩm cao, cây sẽ hút phân được nhiềuhơn.
Như vậy có thể tưới phân vào lúc sáng sớm hay buổi xế chiều, nhưng không bao giờ tưới phân vào buổi trưa, nhất là phân bón lá, chỉ nên tưới vào lúc trời âm u, không nắng là hiệu quả hơn cả.
Về mặt lý thuyết thì tưới phân vào buổi chiều có phần hợp lý hơn, nhưng về mặt tổ chức và kinh tế (nếu bạn trồng lan kinh doanh) thì tưới phân vào buổi sáng lại lợi hơn vì còn rộng thời gian để điều hành, còn trông thấy rõ hiện trạng tưới phân cho cây để điều động và tránh được nguy hiểm do rắn rít có thể ở trong vườn lúc chiều tối.
Khoảng cách của những lần tưới là bao lâu?
Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân …
Việc tưới phân nên từ nồng độ thấp lên nồng độ cao, như vậy phải gia tăng số lần tưới nên tương đối tốn công lao động, nhưng tránh được nguy hại do nồng độ cao của phân bón gây ra. Những người mới trồng lan thường hay nôn nóng, muốn thấy kết quả ngay nên hay lạm phân làm chết lan!
Bình thường mỗi tuần tưới phân 1 lần cũng được, nhưng nếu trồng lan ở nơi râm mát thì khoảng cách phải dài hơn, 10-15 ngày tưới 1 lần. Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 1-2 lần mỗi tuần cũng chẳng sao.
Sau khi tưới phân một ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa các muối còn đọng lại, ngăn ngừa việc tồn đọng muối quá nhiều làm ảnh hưởng bất lợi cho lan, đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng mà cây lan đòi hỏi cho sự phát triển của nó do sự thúc đẩy của phân bón mà ta đã tưới vào trước đó.
Tóm lại với những nguồn phân vô cơ và hữu cơ trên, chúng ta có thể pha chế thành phân hỗn hợp cho các loại lan, theo các thời kỳ phát triển của nó. Nhưng lưu ý rằng đối với những loại phân ít tan, có tạp chất như super lân, … cần phải ngâm trong nước rồi sẽ lọc để tưới, nếu không các tạp chất không tan ấy sẽ thành muối acid, bám vào rễ, lá, chất trồng làm hại cây lan.
Ngoài phân vô cơ cũng nên bón thêm phân hữu cơ, tuy ít đạm hơn nhưng chúng sẽ cung cấp thêm một số chất khoáng cần thiết cho lan, nhưng phải thận trọng vì nồng độ cao sẽ làm cho cháy lá, đọt bị thối … Do đó với những loại phân mới pha chế, phải sử dụng từ nồng độ thấp rồi tăng dần lên, khi thấy phù hợp cho sự tăng trưởng tốt ở cây lan rồi thì hãy duy trì những loại phân đó mà sử dụng, đừng thay đổi nữa. Nếu muốn thử nghiệm thì hãy thăm dò ở một ít cây, đừng tưới hết cho cả vườn lan những loại phân mà mình chưa quen dùng.
Sau cùng, điều cần biết là một cây lan gồm khoảng 90% nước và chỉ 2% là chất khoáng. Cho nên phần lớn những cây lan chỉ cần những lượng nhỏ chất khoáng để đảm bảo sự tăng trưởng tốt. Lượng chất khoáng này có ở chất trồng, nước tưới và được bổ sung ở phân bón. Nhưng bón phân nhiều quá sẽ mang đến hậu quả khủng khiếp, tệ hại hơn nhiều so với ngay cả khi không bón phân! Nếu lỡ bón phân nhiều quá, thì hãy loại sạch muối ra khỏi chậu lan càng nhanh càng tốt bằng cách tưới xả liên tục nhiều giờ, hoặc ngâm, xả với nước nhiều lần tùy theo chất trồng.
Nguyễn Thiện Tịch - Tổng biên tập tạp chí Hoa Cảnh
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan