Chất trồng, giá thể trồng lan
Loại chất trồng được chọn tùy thuộc điều kiện ngoại cảnh, nhân lực, loài lan Và qui mô sản xuất. Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm than, gạch, dớn, xơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông. Các chất trồng của lan khác với đất dể trồng cây. Các chất trồng này dùng để cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp dinh dưỡng.
+ Than gỗ: Được dùng với mục đích giữ ẩm. Than là một chất trồng tốt nhất vì không có mầm bệnh, không bị mục và có khả năng giữ nước, vì thế than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan. Than được dùng ở đây là loại than gỗ rừng trồng, được nung thật chín. Tránh tuyệt đối dùng các loại than gỗ rừng sác (đước) vì hàm lượng NaCl trong than cao, dễ làm chết lan.
+ Gỗ: Đối với các loại ưa thoáng và có rễ đẹp có thể ghép gỗ, loại gỗ tốt để ghép là các cành cây gỗ nghiến, nhưng do giá thành cao, khó kiếm nên người miền Bắc hay dùng cây gỗ nhãn, dễ kiếm lại khá bền, lâu mục với thời gian, người miền nam hay dùng thân cây vú sữa để ghép. Các khúc gỗ này bạn có thể bóc vỏ để giúp rễ cây tránh bị nhiễm nấm khi vỏ cây bị mục. Nếu được bạn nên chọn những khúc gỗ có hình thù kỳ quái một chút để tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra có một số người trồng dùng gỗ lũa ( thường là lõi của một số loài cây lấy gỗ lâu năm, bị chết vùi trong đất giờ được lấy lên) gỗ này có đặc tính bền với thời gian, lâu mục, hình thù đẹp nhưng bù lại thì giá thành lại rất cao.
+ Gạch: Gạch trồng lan tốt phải nung thật già, nhằm mục đích ngăn chặn rêu mọc. Gạch ngói tốt hơn gạch thẻ vì có độ cong nên chất trồng luôn luôn có độ thoáng thích hợp. Ngoài ra bề mặt rễ bám cũng rộng hơn; nên rễ không phải mọc chồng chất lên nhau, cây sẽ phát triển tốt hơn nhưng nhược điểm của gạch là nặng nên không thích hợp cho việc trồng bằng dây treo.
+ Dớn
Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.
Có 2 loại dớn:
- Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc. (Có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).
- Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi loại dớn vụn là nhưng phần non của thân cây dớn - loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài , do đó dớn tạo một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ. Trái lại do điều kiện sinh thái ở thành phố có khác, nên các nhà vườn trồng lan tuyệt đối không nên dùng loại dớn vụn, vì nhiệt độ cao và ẩm độ tháp, nên phải tưới nước nhiều, dớn vụn bị bít dễ làm thối rễ lan. Ngoài ra, diều kiện nóng ẩm rất thuận lợi, cho một số loại côn trùng và nấm bệnh chọn dớn làm mục tiêu cắn phá.
+ Xơ dừa: Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên qui mô lớn. Xơ dừa có khuyết điểm dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, nhưng do số lượng nhiều và rất rẻ nên xơ dừa được
trồng thành băng trên vạt tre. Nếu dùng xơ dừa trồng chậu phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu. Đối với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên. Tuy nhiên xơ dừa lại là môi trường rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống Dendrobium.
+ Rễ lục bình: Cậy lục bình sống lan tràn mạnh mẽ ở khắp ao hồ, sông rạch trong cả nước, nên rất dễ kiếm, thuận lợi trong việc nuôi trồng hoa lan. Rễ lục bình có dộ hút ẩm cao, có nhiều đạm, giúp cây ra rễ và tăng trưởng rất mạnh trong thời gian đầu, nhưng dễ bị mục rã nên mắc các khuyết điểm như xơ dừa và dớn vụn.
+ Vỏ cây: Ở Việt Nam, có nhiều loại cây eo vỏ để trồng lan rất tốt tùy nhiên, nên chọn loại cây nào có vỏ lâu mục, vì vỏ cây cũng thuộc một' trong số những chất trồng mau hủy hoại . Cây lan được trồng bằng vỏ cây thời gian đầu phát triển rất tốt. Sau 1 năm vỏ bị phân hủy thành mùn, gây úng nước, thối rễ và cũng là môi trường thích hợp cho sự xuất hiện một số loài sâu cẩn phá rễ. Vì vậy với chất trồng bằng vỏ cây, cây lan phải được thay chậu luôn. Trong các loại vỏ cây sau: vú sữa, sao, me, trai, thông... thì vỏ thông là loại vỏ cây được ưa chuộng nhất, vì vỏ thông có chứa resin nên eo tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm bệnh các nấm hại. Vỏ thông có thể được lấy từ cây Thông 2 lá (Pinus merkusii) hoặc cây thông 3 lá (Pinus khasya) có nhiều ở Bảo Lộc và Đà Lạt. Tuy nhiên vỏ thông cũng rất bí bít, nên cần có lớp than độn dưới đáy chậu cho thông thoáng.
Tôi cũng là một người trồng lan tại nhà, chất trồng tôi thấy tốt nhất là than củi hay gọi là than hoa, ra chợ mua một túi 10kg hết khoảng 80.000đ, với số lượng này thì bạn có thể trồng được hàng chục giò lan, than hoa có đặc tính hút nước giữ ẩm, giữ phân bón lại luôn thông thoáng không mục nát, không nấm mốc, nếu bạn là người cẩn thận có thể ngâm than hoa với nước vôi trong khoảng 1 ngày rồi đem trồng để yên tâm diệt hết các mầm bệnh trong than bị nhiễm trong quá trình vận chuyển. Còn với các dòng hoàng thảo hay giáng hương ghép gỗ tôi chọn gỗ nhãn, những loài ưa ẩm tôi sẽ để nguyên vỏ để chúng giữ nước tốt, những loại ưa khô sẽ bóc vỏ để nhanh thoát nước, chọn những khúc gỗ là các đoạn cành cây có độ to vừa phải, đường kính tối đa 10cm trở xuống, cỡ cốc uống nước là vừa vì gỗ nhãn khá nặng sẽ ảnh hưởng đến khung treo của vườn lan. Các khúc gỗ sau khi được cắt tỉa tạo hình, khoan lỗ để luồn dây qua (tôi chọn khoan lỗ vì khoan lỗ an toàn hơn là đóng đinh rồi buộc dây, khi bạn buộc dây vào đinh sau một vài năm ngoài trời bị nước mưa rồi phân bón làm đinh gỉ thì khả năng giò lan đẹp của bạn sẽ bị rơi bất kỳ lúc nào). Khúc gỗ nhãn phải được rửa sạch, bạn có thể phun lên đó các loại thuốc diệt nấm để phòng bệnh và diệt các mầm bệnh trên khúc nhãn, tôi nghĩ thêm đươc một cách là đốt khúc gỗ trên ngọn lửa, nhiệt độ cao cũng giúp chúng sạch bệnh lại không lo tác hại của thuốc lên da người chăm sóc. Đối với các dòng địa lan bạn có thể dùng xỉ than tổ ong, với lan hài bạn có thể dùng 100% là xỉ than, với các dòng địa lan khác như tứ thời, mạc biên, sa tô, địa lan mộc châu, đông lan, hoàng lan, hạc đính, chu đỉnh, lưỡi cọp ... tôi đang trung thành với công thức: 1 phần đất (đất sạch ngoài ruộng lấy càng sâu càng tốt) + 1 phần vỏ trấu + 1 phần xỉ than tổ ong + 1 vài nắm phân lân loại màu đen giá 5.500đ/ 1 kg, chúng trồng trong đó phát triển rất tốt, sạch bệnh và năm nào tôi cũng có hoa địa lan để chơi Tết.
Sưu tầm
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan