Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
Bón phân cho lan theo đúng tỷ lệ thích hợp là rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lan. Bài viết này xin chia sẻ đến bạn các công thức bón phân cho lan đúng tỷ lệ, giúp giai đoạn chăm sóc được hoàn thiện tốt nhất.
3 nguyên tố chính
N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kì sinh trưởng của lan. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số vitamin cần thiết khác.
Tỉ lệ phân bón cho cây phong lan
Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:
Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.
Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.
Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.
Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.
Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…
Nồng độ phân
Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.
Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:
Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.
Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.
Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.
Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động. Nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích hợp.
Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác. Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…
Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới. Tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.
Hướng dẫn cách bón phân cho lan đúng kỹ thuật
Có rất nhiều cách tưới phân nhưng nguyên tắc chung là khi tưới phải đạt được hai yêu cầu sau:
Tưới phân sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất.
Tưới phân cho kinh tế nhất.
Rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và muối khoáng cho cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng. Nhất là trường hợp cây lan con. Nhưng đối với cây lan lớn, việc hấp thụ qua lá không đủ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy phải tưới làm sao cho rễ có thể hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi nhất.
Nếu tưới phân như tưới nước thì phải sử dụng quá nhiều phân. Không tiết kiệm được phân. Muốn đạt được hai yêu cầu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong những năm qua, trước khi tưới phân ta nên tưới qua một lượt nước làm cho chất trồng dễ dàng thấm phân không bị chảy tuột đi. Như vậy sẽ tiết kiệm được 1/2 lượng phân.
1. Lan con sau cấy mô
Sau khi lấy từ giá thể, 4 – 5 cây lan con cần được bó làm một bằng xơ dừa hoặc dớn. Tưới nước sạnh để giữ đủ ẩm. Giai đoạn này cây lan cần tăng trưởng thân lá và bộ rễ do đó cần dùng phân bón lá cao cấp 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK: 30-10-10. Cứ 3 – 4 lần tưới 30-10-10 thì tưới 1 lần bằng 15-30-15. Cách tưới hòa 1 – 2 gam phân này trong 4 lít nước tưới định kỳ 2 3- 4 ngày/lần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 3 – 4 tháng, lan con đã thành lan nhỡ cần tách riêng từng cây để trồng vào chậu với giá thể xơ dừa hoặc than củi.
2. Giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành
Tưới thúc định kỳ bằng cách hòa 1 – 2 gam phân NPK: 30-10-10 trong 4 lít nước, tưới định kỳ 4 – 5 ngày/lần. Cứ 3 – 4 lần tưới bằng phân NPK – 30-10-10 cần tưới 1 lần bằng NPK: 20-20-20 nhằm giúp lan tăng trưởng than lá và nảy chồi nhiều.
3. Lan trưởng thành
Lan đã trưởng thành cần dùng phân NPK: 10- 30 – 10, NPK: 15-30-15, NPK: 20-20-20 với tuỳ theo từng thời kỳ. Nồng độ pha với tất cả các loại phân này từ 5 – 10 gam/4 lít nước để phun lên cả thân lá và rễ.
Sau khi hoa tàn: dùng phân bón NPK: 30-10-10 nhằm thúc cây tăng trưởng thân lá tốt.
Trước khi ra hoa: dùng NPK: 15-30-15 hoặc NPK: 10-52-17 nhằm giúp cây tượng hoa tốt, hoa to, đẹp. Khi hoa đã nở: tưới bằng phân NPK: 20-20-20 nhằm dưỡng hoa lâu tàn, màu sắc đẹp.
Ngoài phân tinh khiết có thể dùng bánh dầu ngâm nước pha loãng để tưới cho lan (sử dụng cẩn thận vì dung dịch bánh dầu là môi trường tốt cho nấm bệnh phát sinh. Nếu được nên trộn thêm thuốc trừ nấm. Ngâm 100 gam bánh dầu trong 2 lít nước, để cho hết mùi thối. Dùng 1 lít nước ngâm này pha với 4 lít nước sạch dùng tưới định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Khi tưới phân bánh dầu cần ngưng tưới NPK.
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan