Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
Lan đơn thân bao gồm những loại lan phát triển theo chiều cao như: Đai châu (ngọc điểm), sóc, cáo, chồn, quế, vanda, hồng nhạn, giáng hương…
Trên dòng đơn thân, giá trị cây nằm ở bộ lá, vậy mà sau mùa hoa lá chân thường rớt, hay gặp những tình trạng lá gốc nhăn nheo, teo tóp, sắp khô rụng đi… tưởng chừng bị bệnh, quan sát kỹ thấy lá vàng đi tự nhiên, không đốm đen, không thối… thì đây gọi là hiện tượng rớt lá chân.
Lan đơn thân là giống lan tích trữ dinh dưỡng trên lá. Vì vậy các giai đoạn đặc biệt như giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột, khai thác bị hư rễ, nảy nụ đơm hoa, quá lạnh hoặc nóng, độ ẩm không khí quá thấp…. đều có thể làm lá dưới chân bị vàng và rụng đi.
GIẢI PHÁP
1 – Trong suốt quá trình chăm sóc từ sau khi cây lan tàn hoa 1 tháng ( thời gian ngủ nghỉ); ta cố gắng cung cấp, cân đối dinh dưỡng các chất N,P,K, trung – vi lượng (Ca, Mg, S, Fe, Mn, Zn , B…)
Ví dụ:
– Ngọc điểm 1/1 âm lịch nở hoa, tạm tính là hoa nở 1 tháng các bác cắt hoa; chỉ tưới nước, không phân cho nó ngủ hết tháng 2.
– Từ ngày 01/03, ta phun phân NPK 20.20.20 + TE luân phiên với chế phẩm Hùng Nguyễn; hoặc phân chiết suất rong tảo biển, và phân bón trung lượng (Ca, Mg, S).
Cứ theo lịch phun 1-2 tuần/ lần, cứ 2 tháng 1 lần phun nước vôi trong hoặc super canxi nitrat.
– Đến giữa tháng 8 ta chuyển sang bón npk giàu lân, kali để tạo nụ, nuôi nụ như 6.30.30 + TE; 10.30.30+TE định kỳ 1 tuần/ lần, kết hợp têm Nano kẽm hoặc Nano đồng 2-3 tuần/ lần.
– Khi chưa có nụ ta phun phân ướt đẫm rễ, thân lá; nhưng khi bắt đầu nhú nụ từ đầu tháng 10, ta chỉ phun vào lá và rễ, tránh nụ.
– Đến tháng 12 thì ngưng phân.
– Nếu các bác bón nhiều đạm như npk 30.10.10 thì tới khi nhú nụ, khả năng rớt lá chân sẽ cao.
– Còn các giống Sóc, Chồn… nếu cắt nước kích hoa đừng ép quá dễ rớt lá.
– Trên lý thuyết là như vậy.
2. Mùa đông cần phun Siêu Kẽm và Nano Đồng vào mùa thu; để khi mùa đông đến lan không bị sốc.
3. Phun phân Boom 10.60.10+TE và Super Canxi để lan phát triển tối đa bộ rễ, làm rễ phân nhánh; với 1 cây lan có 6 cái lá thì ít ra cũng phải có 3-6 cái rễ dài bằng cái lá mới tạm ổn.
Ngoài yếu tố về phân bón, để hạn chế rụng lá chân lan đơn thân còn phụ thuốc nhiều vào yếu tố khác như giá thể, tiểu khí hậu vườn,…
4. Lan đơn thân RẤT GHÉT THAY GIÁ THỂ. Nên các bác nghiên cứu làm sao ghép mà không bao giờ cần thay giá thể là tốt nhất như ghép lũa, trồng chậu đất nung…
5. Khi độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô các bác cố gắng tăng độ ẩm lên khoảng 80-90% như hạ thấp giò lan, che bớt gió, đào ao nước…
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan