Chăm sóc lan mùa lạnh
Giai đoạn này lan cần nghỉ dưỡng sức, nên cần giảm thiểu các yếu tố về kích thích sinh trưởng. Không chăm sóc kỹ có thể khiến lan chết nhanh.
Khi thời tiết bắt đầu se lạnh cũng là khoảng thời gian chuyển giao của lan, mùa lạnh lan nghỉ dưỡng sức để chuẩn bị cho hoa mùa Xuân (Ngọc Điểm (Đai Châu), Giả Hạc (Phi Điệp) Xuân, Đùi Gà, Long Tu, Giáng Xuân, Kiều Thủy Tiên…).
Họ Lan nói riêng cần mùa nghỉ ngơi định kỳ hàng năm, mùa mưa lan sẽ bắt đầu phát triển trở lại, không cần quá chú ý nhu cầu dinh dưỡng, sự xanh tốt bên ngoài.
Mùa nghỉ rễ thường chun khô chững lại, giả hành hơi nhăn teo lại, dòng Hoàng Thảo vàng lá, rụng lá dần từ gốc.
Mùa nghỉ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ở miền Nam, từ tháng 10 đến tháng 2 ở miền Bắc, thời gian này nhiệt độ và độ ẩm thấp nhất trong năm.
Mùa nghỉ của Hoàng Thảo, Đai Châu, Cattleya…1-3 tháng. Mùa nghỉ của Hồ Điệp, Hài…1-2 tuần.
Mùa lạnh về trên lan thường xuất hiện đốm đen nhỏ hoặc vết lõm màu nâu đen lan dần gây vàng lá, cây chết dần. Ngoài ra, thời gian chịu lạnh quá lâu, cây thui chột, rất dễ bị thối nhũn.
Giới hạn chịu đựng nhiệt độ lạnh của một số giống lan: Kiếm, Vũ Nữ, Hài…10-12°C; Cattleya, Hoàng Thảo, Hoàng Hậu…12-16°C; Vanda, Đai Châu, Cáo, Hồ Điệp…18-21°C; một số giống lan rụng lá (Đùi Gà, Giả Hạc, Long Tu, Hoàng Thảo U Lồi), Hài, Kiếm… cần lạnh dưới 10°C liên tục 3 tuần mới ra hoa.
Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc lan trong mùa lạnh này.
TƯỚI NƯỚC
Thứ nhất là vấn đề tưới nước, mùa lạnh lan hấp thụ ít nước. Cần giảm lượng nước còn 1/4 so với bình thường, 3 ngày tưới 1 lần, tưới đẫm vào gốc.
Tưới phun sương vào buổi sáng khi đã có mặt Trời lên làm tan giá hoặc chiều trước khi mặt Trời lặn (không tưới đêm) , có những vùng miền Bắc quá lạnh, rét đậm thì ngưng tưới nước hẳn (thường dưới 10°C).
Với dòng lan rụng lá ra hoa sẽ cắt nước hoàn toàn khi lá đã rụng dần được một nửa thân, nếu thân quá teo tóp thì mới tưới đẫm.
Treo cây nơi cao, thoáng và tránh gió lùa mạnh làm mất nước, thân teo tóp.
PHÂN THUỐC
Thứ hai là phân bón, mùa lạnh lan hấp thụ phân bón ít, không cần phân thuốc gì cả, nếu bón phân thì định kỳ 2-3 tuần/ lần.
Trước và trong mùa lạnh nên bổ sung lân cho lan giúp cây cứng cáp hơn (Siêu Lân Hà Lan, Siêu Lân Kina).
Ngoài ra cần phun Nano Đồng, Dithane M-45 giúp chống rét, diệt khuẩn rất tốt, 2 tuần/ lần hoặc 1 tuần/ lần nếu trời lạnh nhiều, kéo dài ngày.
Bổ sung KNO3, K2SO4 giúp lan hạn chế mất nước. Nếu lan đang nụ tránh phun phân thuốc vào nụ, chỉ phun vào rễ và lá.
NHIỆT ĐỘ & ÁNH SÁNG
Thứ ba là nhiệt độ ánh sáng, khi nhiệt độ giảm mạnh, thiếu sáng, để tránh lan lạnh cóng nên đem vào trong nhà có cửa kính (giò lan quý nên áp dụng). Thắp bóng đèn 100W, để dưới thấp sưởi ấm cho lan, theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Thắp sáng bằng đen sợi tóc để tăng nhiệt hoặc phủ bạt quanh vườn lan.
Ánh sáng thiếu cây sẽ ít ra hoa.
Năm nào trời trở lạnh sớm, rét nhiều thì cho hoa sớm. Ngược lại, mùa nghỉ cây đến trễ thì ra hoa trễ hơn.
Nên có mái che (nhưng vẫn đảm bảo đủ sáng) để tránh mưa kèm gió lùa, làm nước đọng lá khi trời quá lạnh sẽ gây bỏng lạnh.
BỘ RỄ
Cuối cùng, chú ý đến bộ rễ. Bộ rễ phát triển sẽ giúp cây phát triển, hoa ra nhiều. Bón phân định kỳ và giữ ẩm vừa phải.
Nếu rễ chưa phát triển mạnh thì mật độ tưới giảm đi. Với những cây đang sắp hoa cần giữ ẩm cho bộ rễ nhiều hơn cây khác.
Mùa này nếu ghép lan rừng thì cần giữ ẩm gốc để ra rễ và keiki. Cắt rễ bớt già khô, chừa lại 1-2 cm.
Chúc các bác có những giò lan khỏe đẹp!
Sưu tầm
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan