Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
Chậu lan của bạn có đẹp hay không nó quyết định ngay từ khâu chọn giống cho đến việc xử lý giống. Đối với cây con cần tiến hành quan 3 bước trước khi mang đi trồng đó là: làm vệ sinh, khử trùng và phơi rễ.
1. Xử lý cây con
a. Vệ sinh
Trước khi trồng lan dù là lan rừng hay lan nhà đều phải trải qua giai đoạn xử lý như ngắt bỏ những lá bị khô, sâu bệnh, rễ già thối,…những phần này không chỉ làm mất vẻ thẫm mỹ của cây lan mà nó còn tìm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại.
Vệ sinh rễ lan: Rễ rỗng là do các vi khuẩn xâm nhập tạo thành, hoặc là do bệnh sinh lý dẫn tới. Trong điều kiện cây khỏe mạnh, không nên cắt tỉa vỏ rễ hoặc rễ rỗng, chỉ cắt những phần ở giữa và ở ngoài, giữ lại phần thịt của rễ. Rễ không chỉ là bộ phận giữ cố định lan vào chậu mà đây còn có tác dụng hấp thu nước, vận nước và các khoáng chất.
b. Khử trùng
Khử trùng cho cây là công việc khá quan trọng để có thể phòng trừ các loại sâu bệnh. Tùy vào từng loại lan cũng như điều kiện sống khác nhau sẽ phát sinh những loại bệnh khác nhau mà bạn sử dụng loại thuốc khử trùng nào cho phù hợp.
c. Dự phòng sâu bệnh
Khi nhìn thấy trên cây có những biểu hiện của rệp, nhện đỏ,…thì bạn nên tìm thuốc có khả năng diệt trừ trứng. Trong trường hợp trên một cây nhưng có nhiều loại bệnh, không riêng một loại bệnh nào,do vậy ngoài phòng trừ bệnh và vi khuẩn bạn cần phải quan sát trên cây đang bị loại bệnh nào và tùy vào tình hình thực tế mà bạn tìm loại thuốc phòng trừ thích hợp.
d. Phơi rễ
Phơi rễ với mục đích là để rễ mềm và dai, vì vậy khi mang trồng vào chậu rễ sẽ không bị gãy. Ngoài ra, phơi rễ còn có tác dụng làm cho miệng các vết thương mau lành, giảm thiếu thối rễ, nâng cao khả năng sống, tăng tỷ lệ nảy chồi, tăng cường khả năng sinh sản.
Phương pháp phơi rễ cũng khá đơn giản. Sau khi đã ngâm trong dung dịch diệt khuẩn và rửa lại bằng nước sạch đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, dùng bạc hoặc tấm lưới để che. Bạn lưu ý thường xuyên trở mặt để cả 2 bên tiếp nhận đủ ánh sáng. Khi sáng sớm nhiệt độ còn thấp có thể phơi khoảng 2-3 tiếng, nhưng khi nhiệt độ tăng dần không được phơi quá 2 tiếng. Khi thấy lá có hiện tượng thoát hơi nước thì tiến hành phun sương để bù lại lượng nước.
2. Tưới nước và hãm cây
Sau khi trồng phải tiến hành tưới nước cho cây, như vậy để rễ và đất được tiếp xúc với nhau, đảm bảo cây không bị mất nước khi di chuyển. Tuy nhiên, có nhiều loại lan có thể tưới nước sớm, nhưng có loại không được tưới nước sau khi trồng, vì tưới sớm sẽ bị thối rễ. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ loại lan đó cũng như xem tính hình thực tế trước khi tưới nước.
3. Cách xử lý và trồng cây con bị thoát hơi nước
Trong quá trình vận chuyển cây con rất dễ bị gập, rễ bị khô dẫn tới thoát hơi nước như vậy khả năng sinh trưởng của cây sẻ bị giảm súc. Chúng tôi xin chia sẻ một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên:
Chăm sóc giãn cách: Nguyên nhân lan bị thoát hơi nước là do phần thịt của rễ chứa hàm lượng nước lớn, sự thoát nước làm rễ khô, hấp thụ nước nhanh. Cây bị thoát hơi nước trong một thời gian ngắn hút nước nhanh, khi no nước rễ bị trương lên. Lại thêm việc ngâm trong nước lâu sẽ tạo ra thương tổn lớn và làm chết cây.
Vì vậy, khi cây bị thoát hơi nước bạn không nên đem cây ngâm vào trong nước mà tiến hành xử lý cây bị giãn cách hơi nước như sau: Đặt lan trên nền đất, dùng bình tưới phun sương toàn bộ cây, sau một tiếng lại tiếng hành tưới phun sương, cứ làm như vậy để vỏ rễ mềm ra, rễ và lá được nước lại bình thường, hồi phục một cách tự nhiên. Sau đó, dựa vào điều kiện thông thường mà tiến hành cung cấp dưỡng chất và tiêu độc.
Tiêu độc: Sau khi cây bị thoát hơi nước cây rất yếu, sức đề kháng với sâu bệnh kém. Do vậy cần tiến hành tiêu độc cho cây bằng cách tiến hành cung cấp dưỡng chất và tiêu độc.
Sau khi trồng chậu ngừng chăm sóc: Cây bị thoát hơi nước không thể thích nghi ngay với việc hút nước. Trước khi trồng chậu nên đem giá thể tưới ẩm. Sau khi trồng vào chậu cần chú ý điều tiết độ ẩm và ánh sáng, tốt nhất là bạn nên đem vào phòng ấm để theo dõi. Nếu không có phòng ấm thì đặt chậu lên giá tre, phun nước ẩm dưới mặt đất, bên trên dùng bạc nhựa và tấm nhựa điều tiết ánh sáng. Nếu chỉ có số lượng ít thì có thể dùng dây thép giằng các chậu lại, dùng túi ntylong che phủ.
Tăng dưỡng chất, thúc đẩy phục hồi: Sau khi trồng vào chậu ta dùng thuốc kích thích tăng trưởng pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000, sau đó cách 3 ngày lại tưới lên lá 1 lần.
Lan mới trồng trong quá trình chăm sóc nên chú ý cân bằng nhiệt độ, độ ẩm, không chiếu ánh sáng trực tiếp, che tấm lưới để điều tiết cường độ ánh sáng, giảm bức xạ nhiệt. Mỗi lần bón phân nên chú ý đến điều kiện thoáng khí.
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan