Nấm bồ hóng Capnodium citri
Nấm bồ hóng lại chia làm 2 loại, đối với lan hầu như chỉ bị loại nấm có tên là Capnodium citri gây ra, một loại khác là Bệnh muội đen bồ hóng do nấm Melola Commixta gây ra.
Ở mặt trên của lá và mặt dưới của lá, trên vỏ giả hành, bẹ lá, kẽ lá… bị phủ đều một lớp bồ hóng (như muội than), màu đen, không tạo thành từng đốm riêng biệt (đây là sự khác biệt với loại nấm bồ hóng thứ 2 là những đốm tròn màu đen riêng biệt và từ từ lan rộng do nấm Meliola commixta gây ra).
Khi lấy tay, lây giẻ lau hoặc dùng nước để rửa thì lớp bồ hóng này sẽ hết, trả lại cho chỗ vừa lau màu xanh tự nhiên vốn có của nó (thực ra nó xanh nhạt hơn một chút).
Loài nấm này sống hoại sinh trên lớp mật do các loài rầy rệp, nhện đỏ… tiết ra (trong chất bài tiết của chúng). Chúng không tấn công vào mô của cây nên không ảnh hưởng trực tiếp cho cây. Tuy nhiên, do chúng phát triển dầy đặc phủ kín các bộ phận xanh của cây nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, khiến cho cây còi cọc, yếu sức, ra hoa kết trái ít, dẫn đến làm giảm năng suất của vườn lan, tức là chúng gián tiếp gây hại.
Như vậy, muốn hạn chế bệnh bạn chỉ cần phòng trừ các loại rầy rệp trên cây bằng một số loại thuốc trừ sâu như Supracide, Suprathion, Bian, Bi- 58, Sumi-alpha, Applaud, Applaud-Mipc, DC-Tron Plus, các loại thuốc trị nhện đỏ… thì nấm sẽ chết, tuy nhiên chết nhưng nó vẫn bám đen thui giò lan à!
Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất mạnh tia xịt vòi nước vào chỗ có rầy rệp, nhện và lớp bồ hóng bu bám cũng sẽ có tác dụng tiêu diệt và rửa trôi bớt rầy, rệp và lớp bồ hóng trên cây. Để hạn chế nấm bồ hóng có thể sử dụng thêm thuốc. Tuy nhiên các này áp dụng cho lan thì không hay lắm, áp dụng cho cây công nghiệp và cây ăn trái thì tốt hơn.
Cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất và thân thiện môi trường nhưng lại mất nhiều thời gian nhất chính là: Pha 2-5ml nước rửa chén với 1 lít nước lã, sau đó phun ướt đều 2 mặt lá, ướt đều chỗ bị nấm bám vào, rồi chờ 1 lát cho nấm ngấm nước rửa chén, ta sẽ phun nước rửa bớt đi nếu vườn quá nhiều lan và nấm bám ít. Còn nếu chỉ 1 vài chục giò bị nấm, thì tốt nhất là dùng khăn mềm nhúng ướt và ngồi lau từng chiếc lá, từng cọng giả hành.
Tôi vẫn hay làm vậy khi lan bị 1 đợt nhện đỏ tấn công và khí hậu khô. Phải kiên nhẫn lau từng chiếc lá, tuy nhiên cũng không lâu lắm đâu, 1 ngày lau được cả trăm giò là bình thường.
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan