Giá thể trồng lan
Mỗi loại lan cần một chất liệu trồng khác nhau và mỗi chất liệu lại cần một cách tưới bón thích hợp. Thí dụ loại phong lan không thể dùng những chất liệu trồng cho địa lan hay ngược lại. Loại lan cần nhiều nước không thể dùng chất liệu mau khô được.
Nhiều người thắc mắc không biết nên trồng lan bằng chất liệu gì cho đúng cách vì trên thị trường có quá nhiều chất liệu và mỗi người trồng một khác. Chúng ta những người chơi lan tài tử thường mắc chung một chứng bệnh: Muốn trồng đủ loại, nhưng lại để cùng một chỗ, trồng với nhiều chất liệu khác nhau mà lại tưới bón như nhau. Xin phân tách từng thứ một để chúng ta chọn lựa, bởi vì chẳng có một thứ nào lý tưởng 100% có thể dùng cho tất cả các loại lan.
Người ta có thể trồng lan bằng nhiều thứ như vỏ cây, đá, sơ dừa, rêu v.v...
Nhưng mỗi chất liệu có những đặc tính khác nhau cho nên có những lợi điểm và khuyết điểm. Chúng ta nên nhớ rằng mỗi loại lan cần một chất liệu trồng khác nhau và mỗi chất liệu lại cần một cách tưới bón thích hợp. Thí dụ loại phong lan không thể dùng những chất liệu trồng cho địa lan hay ngược lại. Loại lan cần nhiều nước không thể dùng chất liệu mau khô được. Ngoài ra còn có những vấn đề phụ thuộc liên quan đến như: Tưới nước, sẵn có trên thị trường, giá cả, tiện dụng hay không?
1) Vỏ thông (Fir Bark)
Thứ này thông dụng hơn cả, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. Điều bất tiện là thứ này giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.
Fir Bark có 3 hạng:
Lớn (coarse) to khoảng 3/4” trở lên dùng cho các cây lớn, cần tưới nhiều và thoát nước.
Vừa (medium) từ 1/4 đến 1/2” dùng cho những cây trung bình và rễ nhỏ.
Nhỏ (fine) từ 1/8 đến 1/4” dùng cho các cây còn nhỏ hoặc những loại cần giữ nuớc lâu hơn.
Xin đừng nhầm lẫn với loại Pine bark, cũng là vỏ thông nhưng có lẫn gỗ trong đó, thứ này mau mục, úng nước, lên men mốc trắng, dầu thông trong gỗ sẽ làm hại rễ. Lan không ưa thứ Pine Bark này.
Vỏ thông nhỏ (Fir bark small)
Vỏ thông trung bình (Fir bark medium)
Vỏ thông lớn (Fir bark large)
2) Gỗ thông đỏ (Red wood shaving)
Thứ này cũng không quá đắt, giữ nước nhiều nước và độ ẩm, lại nhiều acide cho nên chỉ dùng dưới 50%, trừ được nấm men trắng. Sên không vỏ (slug) không ưa thứ này. Điều bất tiện là thứ này trồng không chặt cho nên phải cột cây vào chậu và khó tìm loại gỗ tốt.
Gỗ thông đỏ (Red wood shaving)
3) Rễ cây dương sỉ (Tree fern)
Thứ này mau khô, lâu bền dược trên 3 năm mới mục, nhẹ thích hợp với những rổ treo (hanging basket)
Rễ cây dương sỉ (Tree fern)
4) Sơ dừa, vỏ dừa (Coconut fiber, chip)
Sơ dừa dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan cần ráo nước. Khuyết điểm mau khô và nhẹ cho nên chậu hay bị đổ.
Vỏ dừa cắt nhỏ có hai loại vừa (Medium) và nhỏ (fine). Ưu diểm là ngấm nước mau hơn và giữ độ ẩm lâu hơn, Nhưng phần đông các loại sơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được. Theo kinh nghiệm các giống lan Laelia không ưa trồng bằng sơ dừa.
Sơ dừa, vỏ dừa (Coconut fiber, chip)
5) Rêu (Sphagnum moss)
Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiếu chất làm cho cây lan yếu đi. Chỉ nên dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil mầu vàng rơm để trồng lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá chặt mới chưá được nhiều nước. Rất tốt để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng quá đắt tiền, chóng hư mục và giữ muối cho nên cứ vài tháng phải xả nước cho nhiều hay ngâm trong nước.
Rêu (Sphagnum moss)
6) Than (Charcoal)
Than trồng lan không phải là thứ lan đốt lò đã làm sẵn từng viên. Than phải đốt từ củi dùng cho viêc trồng trọt (Agriculture charcoal). Than có ưu điểm lâu bền từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than. Nhược điểm quá đắt và giữ chất muối và phân bón cho nên cứ hai tháng phải xả thật nhiều nước cho sạch.
Than (Charcoal)
7) Đá núi lửa (Lava rock)
Đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu thay cho chất xốp đậu phọng (Peanut foam) Nhược điểm là giữ chất muối cho nên cứ 2 tháng phải xả nước cho sạch. Sên không vỏ ưa trú ngụ trong kẽ đá.
Đá núi lửa (Lava rock)
8) Đá xốp (Pumice rock)
Đá Pumice là một loại lava rock nhưng nhẹ hơn và thấm nước, lâu bền không bị mục nhưng cũng có nhược điểm là giữ muối vì thế có nhiều loại lan không ưa loại đá này.
Đá xốp (Pumice rock)
9) Đá bọt (Perlite or sponge rock)
Đá bọt hau đá trân châu rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.
Đá bọt (Perlite or sponge rock)
Một vài công thức trồng lan
LAN ĐẤT CYMBIDIUM
Vỏ thông nhỏ 1/8 - 1/4”; (Fine grade) | 5 phần | |
Vỏ thông vừa 1/2”; (Medium grade) | 2 phần | |
Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn (Coconut chip) | 2 phần | |
Cát số 12 | 1 phần | |
Gổ thông đỏ (red wood shaving) | 1/2 phần |
CATTLEYA, LAELIA, SCHOMGBURKIA, PHALAENOPSIS v.v...
Vỏ thông vừa 1/2” (Medium grade) | 6 phần | |
Vỏ dừa lớn 1/2" (Coconut chip) | 2 phần | |
Đá xanh hay đá xốp (Pumice rock) | 2 phần | |
Đá trân châu đá bọt (Perlite) | 1 phần | |
Gổ thông đỏ (red wood shaving) | 1/2 phần |
DENDROBIUM
Vỏ thông vừa 1/2”; (Medium grade) | 4 phần | |
Vỏ dừa 1/2” (Coconut chip) | 2 phần | |
Đá xanh hay đá xốp (Pumice rock) | 4 phần | |
Gỗ thông đỏ | 1/2 phần |
NỮ HÀI VÀ CÁC CÂY CÓ RỄ NHỎ NHƯ MILTONIA, ONCIDIUM
Vỏ thông nhỏ 1/8 - 1/4”; (Fine grade) | 6 phần | |
Vỏ dừa nhỏ 1/4” (Coconut chip) | 2 phần | |
Than nhỏ 1/8-1/4” (Charcoal) | 1 phần | |
Đá bọt (Perlite) | 1 phần |
Người ta trồng lan với khá nhiều công thức khác nhau, sau đây là một vài công thức khá thông dụng và kết quả mỹ mãn.
kcmdanang.org.vn
- Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư - Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan