Cách Trồng và chăm sóc lan Giả Hạc
Lan giả hạc có tên là Dendrobium anosmum Lindl, là một loài lan rất đẹp và có hương thơm nồng nàn, là phong lan của rừng nhiệt đới, có thân thòng, ra hoa khi giả hành đã rụng hết lá
Giả Hạc thường mọc trên các cành cây ở cao độ khoảng 1000-1300 m tại các rừng cây thuộc Đô Lương, Vinh, Krong Pha, Đà Lạt, Bảo lộc, Đắc Lắc, Sông Bé, Lộc Ninh v.v…
Thân dài tới 1.20 m buông rũ xuống. Lá mọc đối cách dài 8-12 cm, rộng từ 4-7 cm. Hoa to tới 10 cm mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá, nở vào mùa Xuân.Dendrobium anosmumcó hai mầu sắc chính: tím hồng và trắng. Tuy nhiên có khá nhiều biến dạng hồng nhạt, hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím, nhưng rất dễ nhầm lẫn với Dendrobium parishiithân ngắn chỉ chừng 30-40 cm và hoa tím sẫm hơn nhiều. Hương thơm thực là ngào ngạt đến nỗi có người không chịu nổi, nhưng không hiểu tại sao khoa học gia Lindleyi khi đặt tên cho cây này vào năm 1845 lại dùng chữ Anosmum mà tiếng La tinh có nghĩa là không có hương thơm. Dù rằng các sắc hoa có hơi khác nhưng tất cả đều lâu tàn trong 3-4 tuần lễ và rất thơm không ai có thể phủ nhận điều này cả. Một cây nếu mạnh khỏe có thể ra tới 50-70 hoa là chuyện thường.
Ngoài ra hoa Giả Hạc còn có màu trắng tuyền: Dendrobium anosmum var. alba nhưng hiếm thấy.
Lan Giả Hạc khi hoa nở thì mùi hương lan tỏa khắp vườn, hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương. Giả Hạc tuy dễ trồng nhưng không thích hợp với chất trồng bằng than, tốt nhất là trồng vào khúc gỗ hay miếng dớn, cho nó bám lên cây sống trong vườn, ngoài ra có thể trồng trên chậu đất nung loại lớn, ta khoét một lỗ to ở bên hông và gần đáy chậu, đặt cây lan vào đó sao cho cây lan ở bên ngoài chậu và các giả hành thòng xuống, bên trong chậu dùng các khúc gỗ nhỏ và có thể bỏ thêm xơ dừa, treo chậu lên bình thường. Lan Giả Hạc cần giữ ẩm tốt, trồng trên khúc gỗ cần tưới nước nhiều, chiếu sáng 50-70%, phân bón như giống Dendrobium, kết hợp phân hữu cơ sẽ cho kết quả tốt, giả hành sẽ mập mạnh mau lớn. Giả Hạc chỉ ra hoa khi nó trải qua mùa nghỉ, khi đó cây đã rụng hết lá, vì vậy chúng ta dễ dàng cho nó ra hoa vào dịp Tết. Vào khoảng đầu tháng Mười Âm lịch, ngừng tưới nước cho đến khi nó rụng hết lá, nếu cách Tết 45 ngày mà cây vẫn chưa rụng hết lá thì nên lặt hết lá đi và vẫn để khô như vậy cho đến cuối tháng 11 Âm lịch bắt đầu tưới nước trở lại, sau 10-15 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới. Muốn làm được như vậy thì ta phải trồng cho nó thật xanh tốt, giả hành dài và mập.
Lan Giả Hạc cũng như mọi loài trong giống Dendrobium, sau 2 năm trồng rễ và thân bám đầy giá thể thì phải tiến hành trồng lại, nếu không cây sẽ suy kiệt dần, có khi chết đi. Sau khi hoa tàn, những đốt gần trên ngọn hoặc ở gần dưới gốc thường nẩy sinh ra những cây con (keiki). Vài tháng sau, khi các cây con mọc rễ dài chừng 3-4 cm có thể tách ra trồng riêng. Năm đầu cây này còn nhỏ và ngắn chừng 30-40 cm và không ra hoa, nhưng sẽ ra hoa vào năm tới. Khi đó duới gốc sẽ ra tới 3-4 mầm non, những mầm cây này mọc mạnh và lớn hơn rất nhiều có thể đạt tới 1-1.20 m nếu nuôi trồng đúng cách. Muốn nhân giống lan dã hạc chỉ cần cắt thân cây già thành từng đoạn dài 15-20 cm, đặt lên khay có rong rêu hoặc mùn cây ẩm ướt, vài tháng sau cây con sẽ mọc ra từ các đốt. Nên nhớ những đốt vừa ra hoa sẽ không mọc cây non. Khi cây non cao chừng 4-5 cm hay rễ dài khoảng 3-4 cm đem trồng trong chậu hay trên vỏ cây như đã nói ở trên.
Lan cần nhiều ánh sáng khoảng từ 4000-4500 ánh nến, nghĩa là trồng ở ngoài nắng với lưới che. Nhiệt độ từ 60°F (15.6°C) vào ban đêm và 95°F (35°C) vào ban ngày. Khi cây non mọc mạnh tưới thật nhiều nước và bón phân 20-20-20 với dung lượng một thìa cà phê gạt trong 4 lít nước và bón mỗi tuần một lần. Ẩm độ lý tưởng là 60-70%. Vào mùa thu, khi cây ngừng tăng trưởng, bớt tưới nước và bón phân thưa đi và loãng hơn khỏang ½ hay ¼ thìa cà phê cho 4 lít nước. Ban đêm cần lạnh xuống dưới 60°F (15°C) thời gian này rất cần trong vòng 4-5 tuần lễ để cây ra nụ, cây bắt đầu rụng lá, tưới nước thưa dần và bớt đi chỉ đủ cho thân cây khỏi teo tóp lại và ngưng bón phân. Vào giai đoạn này có người treo chậu dốc ngược để rễ lan khỏi bị đọng nước.
- Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già
- Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà
- Những quy tắc chăm sóc cho dendro
- Cách nhân giống các loại lan hoàng thảo
- Hoàng thảo Thái Bình - Dendrobium moschatum
- Lan hoàng thảo bù đăng - Dendrobium infundibulum
- Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium
- Lan Hoàng thảo đỏ - Dendrobium concinnum
- Phân Biệt Các Loài Lan Thủy Tiên - Kiều hiện có ở Việt Nam
- Cách trồng và chăm sóc dòng lan rừng Denbrobium
- Phân loại lan Dendro nắng theo cấp độ
- Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp
- Hướng dẫn trồng lan Dendrobium Thái
- Phân loại các giống lan Dendrobium
- Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?
- Những bệnh thường gặp trên lan dendro
- Các giống lan hoàng thảo và cách trồng
- Tên các loài hoàng thảo Việt Nam
- Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
- Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Dendro cấy mô
- Các nhóm lan Dendrobium thường gặp
- Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium
- Lan Dendrobium
- Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium
- Hoàng thảo lông trắng - Dendrobium senile
- Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum
- Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội
- Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium anosmum
- Lan Hoàng thảo vẩy Rồng - Dendrobium lindleyi
- Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum
- Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum
- Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum
- Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri
- Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
- Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe
- Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum
- Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii
- Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
- Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii