Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii

Xuất xứ nhiều nơi từ Bắc vào Nam; có nhiều hình thái hoa, màu sắc hoa nhưng cơ bản là cái lưỡi - lip đầy lông mịn hình loe phễu, trong họng có những vằn ngang màu tím. Cánh hoa trắng, có loại tím hồng.

Tên Việt Nam:  Lan hoàng thảo hạc vĩ hay ngọc lan, thạch hộc không lá, lan hoàng thảo hạc vĩ, vô diệp thạch hộc
Tên Latin: Dendrobium aphyllum
Đồng danh:  Dendrobium aphyllum (Roxb.) C. Fisch. 1928; Limodorum aphyllum Roxb. 1795; Dendrobium pierardii Roxb. ex Hook. 1822
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 60 - 80 cm, hình trụ, dầy 0,4 - 0,5 cm, thõng xuống, lóng dài 2,5 - 3 cm. Lá hình mác nhọn, dài 6 - 8 cm, rộng 1,5 - 2 cm. Cụm hoa bên, 1 - 2 hoa, mọc suốt dọc chiều dài thân không còn lá. Lá bắc hình bầu dục, dài khoảng 0,3 cm. Hoa màu tím rất nhạt, đường kính khoảng 4 cm, cuống hoa và bầu dài 2 - 2,5 cm. Các lá đài hình mác hẹp, đỉnh nhọn, dài 2,4 - 2,7 cm, rộng 0,6 - 0,8 cm. Cằm dài khoảng 0,6 cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,4 - 2,5 cm, rộng 0,6 - 0,7 cm. Môi màu vàng nhạt, đôi khi pha tím rất nhạt, hình gần tròn, dài 2,7 - 3 cm, rộng 2,5 - 2,6 cm, mép có lông ngắn, bề mặt phủ lông thưa, có 3 đường sống ngắn ở phần gốc, hai bên gốc có vạch chéo màu tía. Cột màu trắng, cao khoảng 0,5 cm; tuyến mật hình bán nguyệt; răng cột có đỉnh nhọn. Nắp màu trắng, đỉnh màu tím, phủ nhú mịn.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4 - 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 400 - 1500 m.

Phân bố:

Trong nước: Lâm Đồng (Lang Bian, Đà Lạt: Prenn; Đơn Dương), Khánh Hòa (Suối Giao, Yersin, Hòn Bà).

Thế giới: Ấn Độ, Anđaman, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia.

Giá trị: Dùng trị ho, đau họng, bỏng lửa; toàn cây trị kinh phong trẻ em, ăn uống bị ngộ độc. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng hay hơi hồng, môi vàng với 3 gân màu vàng nhạt.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: VU B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 422.

Tùy thuộc vào dạng thân cây mà có các hình thái hoa khác nhau:

- Loại thân nhỏ, dài, cứng; lá nhỏ, mỏng thì hoa màu nhạt và kích thước hoa nhỏ hơn (Thường xuất hiện ở khu vực phía Nam)

- Loại thân căng mập, mềm mọng nước; lá dầy căng thì hoa màu đậm, hoa to đẹp hơn (xuất xứ từ những vùng có khí hậu lạnh như Sơn La, SaPa...)

- Ngoài ra còn cố một số loại trung gian có màu sắc hoa khác lạ như màu lông gà con, ánh xanh hoặc trắng hoàn toàn.

Loại thân nhỏ, dài cứng

Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphylum - Dendrobium pierardii

Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphylum - Dendrobium pierardii

Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphylum - Dendrobium pierardii

Loại thân mềm, căng mọng nước

Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphylum - Dendrobium pierardii

Loại khác:

 

Cách trồng:

Hạc vỹ thuộc dòng nobile thân thòng, rụng lá vào mùa thu. Cây ưa nắng, cần rất nhiều nước trong mùa phát triển. Có thể trồng bó trên gỗ lũa hoặc chậu đất nung nhưng ghép vào lũa sẽ đẹp hơn do dáng cây thòng ngả xuống, khi ghép nên ghép 1 mặt để dễ trưng bày, do giá thành rẻ nên cần số lượng cây nhiều 1 chút sẽ ưa nhìn hơn.
Nên để cây chịu nắng trực tiếp, sẽ cho bộ lá xanh và rất dày, mùa thu giảm tưới dần và ngừng hẳn vào mùa đông.
Hạc vỹ khỏe nên bất kỳ loại phân bón nào cũng mang lại cho cây một sức sống mới. Với khí hậu miền Nam, lá rất chậm trở vàng và rụng, vì vậy người trồng thường phải cắt hết lá đi dù biết cây chỉ ra hoa nhiều khi rụng lá tự nhiên. Khi lá rụng hết, thân khô trắng, căng tròn, sẵn sàng cho một mùa hoa…

Theo arowana.com.vn
 

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản