Kim điệp thơm - Dendrobium Trigonopus
Kim điệp thơm - Dendrobium Trigonopus : thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy nhưng hoa của Kim điệp thơm cánh nhọn, rất dày, hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa nên còn có người gọi là Kim điệp nhựa
Đồng danh: Dendrobium velutinum Rolfe 1895.
Tên Việt: Kim Điệp thơm.
Mô tả: Phong lan, lá 2-4 chiếc. Hoa to 4-5 cm, thơm, mọc 1-4 chiếc tại các đốt gần ngọn, nở vào mùa Xuân.
Nơi mọc: Tây Nguyên, Lâm Đồng.
Kim điệp thơm (Dendrobium Trigonopus): thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy nhưng hoa của Kim điệp thơm cánh nhọn, rất dày, hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa (nên còn có người gọi là Kim điệp nhựa), màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng, đặc biệt hoa rất bền (khoảng 60 ngày)và thơm đậm mùi mật ngọt. Đây là loại lan đang rất được ưu chuộng, có thể phát triển mà ra hoa ở cả miền Bắc & Nam.
Kinh nghiệm trồng lan Kim điệp thơm:
1. Chất trồng tốt nhất: dớn, kế đến là chậu đất kết hợp với dớn mềm, vì nó giữ được độ ẩm tốt mà không làm úng cây hoặc khô cây. tạo độ thoáng cho rễ!
2. Nước tưới: 1 ngày 2 lần, kể cả mùa mưa hay mùa nắng.
3. Phân bón: dùng chủ yếu 20-20-20, liều lượng bằng 2/3 liều dùng thông thường, cứ 10 ngày phun 1 lần, nếu 7 ngày phun 1 lần, cây con dễ bị cháy lá và chết.
4. Ánh sáng: vì là loài hoa đặc thù của Cao Nguyên, ánh sáng tuy cần nhiều nhưng không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây.
5. Bệnh: từ khi trồng đến nay, Bình chưa thấy Kim Điệp thơm bị bệnh gì!!! ngoài trừ bị khô và cháy lá do bón phân quá nhiều.
Một số lưu ý:
1. Luôn luôn quan sát cây trước khi tiến hành bón phân, nếu cây đang có triệu chứng khô lá thì ngưng bón phân.
2. Muốn Kim Điệp thơm ra chồi mới nhanh, bón 19-31-17 thay vì 20-20-20 3 lần liên tiếp, kèm theo tăng số lần tưới trong 1 ngày(lên 3 lần/ngày)
3. Kim Điệp thơm sẽ ra hoa khi cây mẹ thật sự khỏa mạnh và mập mạp.
4. Nếu thấy Kim Điệp thơm có triệu chứng thân cây bị khô, thì đừng lúng túng, cứ bình tĩnh, lấy thêm 1 ít dớn mềm ốp vào gốc, tưới đều đặn và ngưng tưới phân, cây con sẽ ra ngay thôi!
5. Kim Điệp thơm thật sự khó ra hoa tại Sài Gòn, nhưng lại rất dễ trồng.
- Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già
- Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà
- Những quy tắc chăm sóc cho dendro
- Cách nhân giống các loại lan hoàng thảo
- Hoàng thảo Thái Bình - Dendrobium moschatum
- Lan hoàng thảo bù đăng - Dendrobium infundibulum
- Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium
- Lan Hoàng thảo đỏ - Dendrobium concinnum
- Phân Biệt Các Loài Lan Thủy Tiên - Kiều hiện có ở Việt Nam
- Cách trồng và chăm sóc dòng lan rừng Denbrobium
- Phân loại lan Dendro nắng theo cấp độ
- Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp
- Hướng dẫn trồng lan Dendrobium Thái
- Phân loại các giống lan Dendrobium
- Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?
- Những bệnh thường gặp trên lan dendro
- Các giống lan hoàng thảo và cách trồng
- Tên các loài hoàng thảo Việt Nam
- Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
- Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Dendro cấy mô
- Các nhóm lan Dendrobium thường gặp
- Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium
- Lan Dendrobium
- Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium
- Hoàng thảo lông trắng - Dendrobium senile
- Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum
- Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội
- Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium anosmum
- Lan Hoàng thảo vẩy Rồng - Dendrobium lindleyi
- Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum
- Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum
- Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum
- Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri
- Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
- Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe
- Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum
- Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii
- Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
- Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii