Cách trồng lan vảy rồng sai hoa, đậm màu
Vảy rồng là một loại lan rừng đẹp rực rỡ, dễ trồng và cực kì sai hoa. mang sắc vàng của nắng, loài lan vảy rồng chắc chắn không thể thiếu trong bộ sưu tập của những người chơi lan. Đây cũng là một loại lan cho hoa vào mùa hè này.
Lan vảy rồng có tên khoa học là Dendrobium lindleyi. Lan vảy rồng được tìm thấy ở các vùng núi của Đông Nam Á, Việt Nam cũng có rất nhiều, đặc biệt là khu vực vùng núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Những địa danh có thể tìm thấy lan vảy rồng ở Việt Nam có thể kể đến như: Ba Vì, Lao Bảo, Quảng Trị, Hà Sơn Bình, Đà Lạt, Gia Lai, Kontum… Vảy rồng sống bám trên những thân cây gỗ lớn, tán lá thưa thành từng mảng. Vào mùa hoa, những thân cây này khoác lên mình một màu vàng rất rực rỡ.
Nhận biết lan vảy rồng qua thân lá
Vảy rồng có thân (giả hành) ngắn khoảng 4 – 7 cm, đường kính từ 1,5 đến 4 cm, gốc và ngọn thon nhỏ, phình to ở giữa. Thông thường 1 giả hành thường có từ 3-4 đốt, rất cứng. Trên thân Vảy rồng thường có nhiều rãnh chạy dọc. Các giả hành đơn lẻ xếp sát nhau thành mảng tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn như bộ vảy của loài bò sát, có lẽ vì thế người ta gọi Vảy rồng. Một thân (giả hành) chỉ có một lá rất dày, cứng, màu xanh thẫm ở đỉnh dài khoảng 3-7 cm, bề rộng 2-4 cm, đầu lá tròn.
Hoa vảy rồng: Ngồng hoa phát ra từ giả hành đã trưởng thành, trên một ngồng gồm nhiều bông đơn lẻ tạo thành chùm rất đẹp. Ngồng hoa thường dài 15-30 cm. Mỗi bông đơn kích cỡ khoảng 3cm, màu vàng tươi (đậm nhạt còn tùy xuất xứ vùng miền, sức khỏe, ánh sáng cây được hưởng), họng hoa màu vàng sẫm hơn cánh, môi tròn rộng, không có mùi thơm hoặc thơm thoảng nhẹ.
Phân loại lan vảy rồng
Lan vảy rồng sống cực phổ biến, chính vì thế hình thái thân lá của chúng cũng phụ thuộc phần lớn vào điều kiện khí hậu. Một đặc điểm dễ nhận biết lan vảy rồng lào và vảy rồng ta đó chính là dựa vào thân lá:
Vảy rồng ta: Đối với vảy rồng ta, bạn có thể để ý thân của chúng không quá lớn, thường có kích thước phổ biến khoảng 3-4 cm. Thân vảy rồng ta tóp lại và có 4 khía chạy dọc thân, 4 cạnh hơi lõm khiến ta có cảm giác loại vảy rồng ta này có thân vuông hơn vảy rồng Lào. Vảy rồng ta thân thường có màu xanh xám, có khi còn màu trắng của thân non. Lá vảy rồng ta cũng không quá lớn, cân đối với thân.
Vảy rồng Lào: Ngược lại, vảy rồng Lào lại có thân khá to, dài chừng 4-6cm. Thân cây béo tròn, có nhiều khía hơn vảy rồng ta ( thường là từ 6 đến 8 khía), các cạnh nở tròn mà không lõm vào như vảy rồng ta. Thông thường thì thân vảy rồng lào rừng ánh lên màu vàng của nắng, những thân già có thể có màu nâu đỏ. Những giả hành non cũng không còn màu trắng như vảy rồng ta. Lá của lan vảy rồng lào cũng có phần cứng hơn, to và dài hơn so với vảy rồng ta.
Cách trồng lan vảy rồng trên kinh nghiệm thực tế: Nhiều người nói rằng lan vảy rồng khó trồng và khó ra hoa. tuy nhiên tôi lại thấy rằng đây là loại lan cực kì dễ trồng, sai hoa, rực rỡ mà lại không mắc nhiều loại bệnh như những loài lan khác, đặc biệt là lan thân thòng.
Cách xử lý giống khi mới mua về:
Khi mua vảy rồng về, bạn bỏ khỏi hộp ra ngoài cho cây quen với khí hậu khoảng 1 ngày, treo chỗ râm mát, thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó tiến hành cắt hết rễ, giả hành chết và bôi chút keo liền sẹo vào. Nếu bạn không có keo liền sẹo có thể dùng sơn móng tay để bôi cho lành vết cắt. Sau 2-3 giờ vết cắt khô thì bạn ngâm vào nước chứa Ridomil gold hoặc Physan 20SL, và Vitamin B1 trong vòng 30 phút. Sau đó vớt ra, treo cho khô trong chỗ thoáng mát khoảng 1 ngày rồi tiến hành ghép.
Có nhiều người nói rằng vảy rồng cực kì khỏe, không cần xử lý gì, cứ ghép lên kiểu gì cũng sống. Quả thật đúng là chúng sống khỏe nhưng nó có thể mang về nguồn nấm bệnh, nếu không xử lý có thể lây lan sang những giò lan khác của bạn.
Giá thể phù hợp đối với lan vảy rồng:
Vảy rồng có đặc tính là không thích thay giá thể. Do vậy giá thể của bạn càng chắc, lâu mục càng tốt. Vì lý do này nên tôi thích trồng vảy rồng với gỗ trụ, thớt gỗ, dớn bảng hoặc dớn trụ cũng khá ổn. trước khi trồng bạn cũng cần xử lý giá thể trước nhé!
Bạn cũng có thể trồng vảy rồng bằng chậu. Nếu sử dụng chậu thì bạn trồng bằng chậu đất nung, giá thể dớn cọng là ổn nhất, vừa chắc, vừa lâu mục mà lại có độ thẩm mỹ cao. Lưu ý là gỗ cần phải lột hết vỏ bên ngoài ra nhé các bạn, vừa tránh nấm bệnh, vừa đảm bảo được độ bền cho cây.
Vảy rồng có thể chịu hạn, chịu nắng rất tốt nên sử dụng những loại giá thể này là phù hợp nhất rồi.
Cách ghép lan vảy rồng:
Ghép vảy rồng cực kì đơn giản, bạn cứ ốp thẳng vào giá thể, cố định bằng dây thít nhựa là ok, vừa đẹp vừa chắc chắn. Dùng dây thít luồn vào phần gốc của cây, siết thật chặt vào giá thể, không cần lót dớn hay xơ dừa gì vào trong cả, loại này khỏe lắm ^^
Sau khi ghép vảy rồng, bạn tưới đẫm cho cây ngày 1-2 lần, khoảng 5-7 ngày là cây bén rễ. Thích nghi được khoảng 15 ngày là bạn có thể cho ăn nắng trên giàn. Thời gian đầu cây có thể cần nhiều nước, sau khi thuần rồi thì nhu cầu về nước của chúng sẽ giảm. Sau 2-3 tháng bạn có thể bó thêm một chút phân hữu cơ trên giò của cây.
Lưu ý là vảy rồng trồng nguyên giề mới khỏe và nhanh hoa, dễ sống. Loại này nó đẻ con ít nên bạn tách ra biết bao giờ mới được một giò đẹp mà chơi. Với cả vảy rồng nó không thích mọc riêng lẻ, bạn tách giề nhỏ quá là sai lầm đấy.
Lan vảy rồng ra hoa vào tháng mấy: Mùa hoa của lan vảy rồng thường kéo dài từ cuối xuân đầu hè, thường khoảng tháng 4 đến tháng 6. Để có được một mùa hoa thật rực rỡ, bạn cần có chế độ cho cây ăn nắng và tăng cường phân bón trước khi cây phân hóa mầm hoa.
Đối với tôi, lan vảy rồng thường cho ăn nắng 70 %, vị trí cao nhất của giàn lan. Đến mùa đông nắng ít thì cho ăn nắng 100% cho đến lúc ra hoa. Như vậy chúng có thể hấp thụ nhiều năng lượng hơn, sai hoa hơn, hoa đậm màu mà lâu tàn hơn.
Chế độ phân bón cho lan vảy rồng:
Vảy rồng cực kì dễ sống, sức sống mạnh, không cần chăm sóc quá nhiều. Để vảy rồng cho hoa to, màu sắc đậm thì bạn có thể sử dụng chút phân hữu cơ ủ nấm trichoderma là quá đủ. Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng từ từ, đồng thời không gây sốc phân cho cây nên rất an toàn.
Vảy rồng có 1 loại bệnh dễ bị nhất là nấm. Giá thể lâu ngày sẽ là nơi mà nấm bệnh có thể phát triển. Do đó nấm trichoderma trong phân hữu cơ chính là một biện pháp phòng bệnh khá hiệu quả. Phân dê, phân dơi ủ nấm sử dụng cho cây rất tốt.
Theo Chamlan.com
- Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già
- Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà
- Những quy tắc chăm sóc cho dendro
- Cách nhân giống các loại lan hoàng thảo
- Hoàng thảo Thái Bình - Dendrobium moschatum
- Lan hoàng thảo bù đăng - Dendrobium infundibulum
- Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium
- Lan Hoàng thảo đỏ - Dendrobium concinnum
- Phân Biệt Các Loài Lan Thủy Tiên - Kiều hiện có ở Việt Nam
- Cách trồng và chăm sóc dòng lan rừng Denbrobium
- Phân loại lan Dendro nắng theo cấp độ
- Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp
- Hướng dẫn trồng lan Dendrobium Thái
- Phân loại các giống lan Dendrobium
- Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?
- Những bệnh thường gặp trên lan dendro
- Các giống lan hoàng thảo và cách trồng
- Tên các loài hoàng thảo Việt Nam
- Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
- Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Dendro cấy mô
- Các nhóm lan Dendrobium thường gặp
- Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium
- Lan Dendrobium
- Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium
- Hoàng thảo lông trắng - Dendrobium senile
- Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum
- Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội
- Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium anosmum
- Lan Hoàng thảo vẩy Rồng - Dendrobium lindleyi
- Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum
- Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum
- Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum
- Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri
- Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
- Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe
- Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum
- Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii
- Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
- Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii