Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus

Kim điệp thơm có tên khoa học là Dendrobium Trigonopus. Ở Việt Nam, kim điệp thơm còn có tên gọi khác đó là kim điệp sáp, kim điệp nhựa.

Kim Điệp Nhựa phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam trong rừng trên thân cây ở độ cao từ 300 đến 1500 mét. Chúng sống bám trên các cây thân gỗ cao, tán lá không quá rậm rạp, ưa nắng ẩm nhưng lại không thích nóng.

Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus

Nhận biết lan kim điệp nhựa

Thân lá: Thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy. Thân phình to ở giữa, dọc thân có nhiều sọc chạy dài từ gốc đến ngọn. Mỗi thân thường có từ 3 đến 6 lá, mọc tập trung ở phía ngọn.

Hoa: Cánh nhọn, rất dày, hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa. Cánh hoa màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng. Chùm hoa của lan kim điệp nhựa khá nhỏ, thường từ 1 đến 4 bông, không nhiều và dài như kim điệp xuân.

Kim điệp nhựa có thể cho hoa bền khoảng 2 tháng trong điều kiện lý tưởng. Bạn lưu ý những cây lan cho hoa cánh cành dày thì càng lâu làn, cánh càng mỏng thì càng nhanh tàn.

Mùi thơm: Nói đến kim điệp thơm, loại này có mùi thơm có thể nói là đặc trưng, thơm ngang với giả hạc, đai châu hay cả trầm. Đây là một trong số ít những loài lan cho hoa vừa bền lại có mùi thơm đặc trưng.

Cách trồng lan kim điệp nhựa

Kim điệp nhựa khá khó chơi và khó thuần, mặc dù hoa cực kì bền và thơm. Chính vì khó chơi nên bạn cần chăm sóc nó thật đúng kĩ thuật ngay từ khi chọn em ấy về.

Trước tiên là chọn giống:

Để đạt được giống tốt, căng tràn sức sống, bạn lưu ý như sau: chọn loại hàng giề, đầy đủ thân lá, càng đẹp càng tốt. Có thể không cần hàng giề to, tầm 5-6 hành giả có đủ lá là được. Nên tránh các loại hàng thanh lý, dập, trụi lá bởi em ấy đã khó tính mà lại quẹo quặt nữa thì khó chơi lắm.

Cũng không nên làm giề quá to, loại này khó tính mà 1-2 hành giả bỏ cuộc là đi cả lũ, còn tác lẻ ra thì… ôi thôi bạn đừng mong nó nảy mầm gốc như phi điệp.

Đừng mua cái loại nhiều rễ bám chi chít hay bóc rừng cả mảng to đùng. Rễ ấy trước sau gì cũng phải cắt, vừa nặng nữa nên tốn tiền để rồi vất đi đấy.

Cách xử lý giống:

Cắt tỉa toàn bộ rễ già trên 1 năm của giề, loại dưới 1 năm để lại không cắt, trừ khi chúng bị bệnh hoặc dập nát. Nguyên nhân là các rễ của thân lâu năm rất khó thích nghi với môi trường mới, rễ mới của hành giả thân tơ có thể giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước nhanh hơn so với loại mới mọc.

Tiến hành ngâm giống xử lý nấm bằng Physan 20SL 1ml/1 lit nước. Sau 5-10p thì vớt ra treo ngược cho khô. Ngâm tiếp vào chế phẩm Hùng Nguyễn 1ml/1lit trong 30 phút hoặc Vitamin B1 kết hợp với NPK Te( cứ 2l nước thì 4ml B1 và 1 gam NPK) trong 10 phút, sau đó treo lên chờ khô rồi ghép.

Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus

Cách ghép lan kim điệp nhựa vào giá thể:

Bạn có thể ghép lan kim điệp vào chậu hoặc dớn, gỗ đều được. Tuy nhiên cần một lưu ý là loại này cực ghét thay giá thể. Do vậy bạn cần chọn các loại giá thể càng bền càng tốt và phải xử lý kĩ trước khi ghép.

Các loại giá thể phù hợp cho kim điệp nhựa có thể kể đến như gỗ nhãn, gỗ vải, lũa, viên đất nung, dớn cọng, dớn bảng.

Trước khi ghép bạn phải lưu ý xử lý giá thể thật kĩ vì cái loại này nó khó tính, không thích axit. Tôi khuyên bạn cần xử lý giá thể 2 lần cho cây đảm bảo, lần 1 bạn có thể luộc qua, lần 2 ngâm nước vôi cho sạch sẽ rồi bắt đầu ghép.

Chăm sóc kim điệp nhựa


Kim điệp nhựa ưa ẩm khoảng 70-90%, nếu như cây khô quá thì rễ khó phát triển. Đặc biệt là cái loại này rất ít rễ, rễ không phát triển được thì cây rất khó thuần.

Loại này trồng cần phải có giá thể và giàn thoáng thì mới chơi được. Nếu không thoáng sau 1-2 cơn mưa đầu mùa thì các giả hành sẽ bị thối và lan dần. Do đó mỗi ngày bạn tưới 1 đến 2 lần là được, đảm bảo cây không bị nhăn lá, héo lại là được. Dù cây không có rễ nhưng các bộ phận khác của cây vẫn có thể hấp thu nước đấy nhé. Loại này cần có lúc khô, lúc ẩm là được. Loại kim điệp nhựa này cần phải treo trong mái che nhé các bác, dính mưa liên tục là kiểu gì cũng đi.

Về chế độ nắng, kim điệp nhựa ưa ánh nắng nhưng lại không thích nhiệt độ cao. Haizz, một bài toán khá là khó đúng không nào. Bạn có thể treo dưới 1 lớp xanh đen của thái nhưng phải cách xa giàn để hạ nhiệt.

Về chế độ phân bón, loại lông đen này thì bạn có thể sử dụng B1 và NPK+TE + Nano đồng phun nửa tháng 1 lần. 1 tháng phun trung lượng Magie 1 lần. Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.

Chỉ cần như vậy là quá đủ, bạn không cần thêm bất kì loại phân nào cả. Nếu bạn sử dụng phân chì tan chậm thì không cần sử dụng phân NPK nữa.

Chữa bệnh: lan kim điệp nhựa đã nhiễm bệnh thì bạn nên dùng dao kéo mà cắt đi, hiệu quả chữa bệnh với loại này khá thấp.

Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus

Phòng bệnh cho cây:

Phòng bệnh bằng Nano Bạc, Agrifos 400 (pha liều 50ml pha 16 lít), Benkona, Kasumin + Antracol + Nativo, các bộ đôi trị nấm khuẩn…

Chục ngày tới hai chục ngày phun phòng bệnh 1 lần. Nếu che mưa tốt và giàn thoáng thì một tháng phun phòng bệnh 1 lần.

Do cấu trúc giả hành xếp sít nhau cho nên rất dễ bị rệp vảy, các bạn thường xuyên quan sát, nếu thấy thì dùng Movento.

Hàng tháng nên dùng thuốc trị nhện đỏ 1 lần với Pesieu hoặc SK Ensparay 99EC hoặc Ortus…

Bên cạnh đó cứ bốn năm tháng dùng Fendona phòng trị bọ trĩ, gián, kiến… 1 lần.

Trên đây là cách trồng lan kim điệp nhựa, 1 loài lan khó thuần nhưng đáng trồng trong bộ sưu tập vườn lan nhà bạn. Chúc các bạn thành công!

Theo Chamlan.com

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản