Ngũ bách lan viên

Ngũ Bách Lan Viên cũng là một niềm kiêu hãnh tự hào của Anh Tông. Mỗi khi có sứ thần các nước tới, Anh Tông đích thân dẫn họ đi xem. Ai cũng tấm tắc khen là Phương Đông không có vườn lan thứ hai tương tự và có thể ví với Lan Viên của Tùy Đế ngày xưa.

Cymbidium goeringiiỞ triều đại nhà Trần, Anh Tông là vị vua tài hoa phong nhã nhất. Ngoài việc sành điệu về cầm kỳ thi họa. Chơi lan cũng là một thú mà nhà vua yêu thích. Ông lập ra những chức quan riêng biệt để trông coi hoa lan như Tầm lan quan, với nhiệm vụ tìm tòi sưu tập các loài lan quý hiếm. Nữ giám lan chuyên vun trồng, chăm sóc hoa lan…

Trong vườn thượng uyển, bên đồi Long Đỗ (nay là vườn Bách Thảo - Hà Nội) nhà vua đã dành một chỗ râm mát cho Ngũ Bách Lan Viên gồm hơn 500 loài hoa lan quy tụ từ các xứ: Lào, Chiêm Thành, Phù Nam, Xiêm La…

Ngũ Bách Lan Viên cũng là một niềm kiêu hãnh tự hào của Anh Tông. Mỗi khi có sứ thần các nước tới, Anh Tông đích thân dẫn họ đi xem. Ai cũng tấm tắc khen là Phương Đông không có vườn lan thứ hai tương tự và có thể ví với Lan Viên của Tùy Đế ngày xưa.

Một đêm Anh Tông cùng thái giám Trần Được vi hành - như vẫn thường làm - đến nghe cung đàn nhịp phách đào nương tại phòng ca trù Gia Ngư, nhưng khi gặp năm nước sông Tô Lịch quá lớn ngập phường Cô Lương, nhà vua phải qua phường Thanh Hà, chợt thoảng bắt hương lan lạ, bèn dừng lại nói với viên thái giám:

- Đã lâu nghe khu này có một vườn lan quý của một cự phú Bắc Phương, anh ruột Tổng đốc Lưỡng quảng Lữ Cảnh Phủ. Ba bốn lần trẫm đã phái Tầm lan quan tìm đến xem, nhưng họ cố tình lánh mặt không tiếp. Đến nay bất ngờ thấy hương lan quý lạ. Trẫm muốn sớm mai thái giám làm cách nào để trẫm đến đó thưởng thức hoa cho thỏa lòng khao khát.

Sau nhiều ngày dò hỏi, viên thái giám được một người bạn thân của phú hộ họ Lữ tiến dẫn vua tới, giới thiệu là huynh của Tể tướng Trường Hán Siêu tại trào.

Từ giờ thìn, ngắm từng lẵng hoa lan treo giàn, trong chậu… vua thấy trong số trăm loài hoa chỉ có vài giống lan hiếm, lạ mà vườn thượng uyển không có. Điểm đáng chú y là hấu hết các loại lan từ hoa, lá, rễ đều mẫm dài, xanh muốt, mơn mởn ngát hương lạ thường. Vì lần đầu sơ giao, Anh Tông giữ ý không tiện hỏi nhiều, song để mắt quan sát theo dõi cử động của các nữ gia nhân cặm cụi chăm chút từng chậu bông, bồn kiểng. Vua thấy việc làm của họ chẳng khác hoạt động của các Nữ giám lan vườn thượng uyển. Ngắm hoa xong, gia chủ mời khách quý vào sảnh đường dùng trà. Anh Tông ngỏ lời cảm ơn:

- Được hân hạnh thưởng ngoạn Bách Hoa Viên của viên ngoại mới thấy người bên qúy quốc chơi lan sành hơn thiên hạ.

Hoan hỉ, phú thương họ Lữ hỏi:

- Chẳng hay quý khách thấy chi mà khen quá vậy?

- Tôi mộ lan đã 20 năm, cũng có nhiều loại hoa như của viên ngoại, nhưng so bề hương sắc còn kém xa một trời một vực. Phải chăng lan của quý viên ngoại từ Bắc quốc mang sang.

- Bản quốc là xứ ôn đới có nhiều thảo lan, còn phong lan là loại hoa ký sinh sống trên các thân cây rừng nhiệt đới. Người Trung Quốc ít thích hơi hoa man dại, không phải do tay người vun bón, chăm sóc. Số phong lan mà bản gia có là do bạn lan biếu tặng phải giữ gìn lấy tình.

- Lan của qúy viên ngoại đẹp như vậy, hẳn chắc có bí quyết gì?

Vừa dứt lời bỗng nghe tiếng ồn ào ngoài cổng, rồi lính túc vệ chạy sộc vào… Anh Tông biến sắc, vội khoát tay ra dấu cho lính trở lui và lật đật cáo biệt gia chủ.

Cymbidium OrchidThì ra Thượng Hoàng Nhân Tông từ Thiên Trường vừa lên. Trong cung Thuận Thánh Hoàng hậu hốt hoảng sai quân nội điện, phi ngựa đi rước vua, một mặt hối hả ra nghênh bái Thượng hoàng và mạn tấu là Anh Tông đang cùng sứ giả lân quốc thưởng lan ở ngự uyển sắp về. Nhờ vậy đã không xảy ra chuyện như năm xưa: Thượng hoàng lai kinh bắt gặp vua say ngủ, gác gậy lên mình, giận bỏ về… làm cho vua khi tỉnh dậy phải chạy đuổi theo trối chết để tạ tội.

Một tuần sau, tiễn giá Thượng hoàng về Thiên Trường xong, vua cùng thái giám Trần Được lại vi hành đến nhà cự phú họ Lữ.

Lần này đã biết là vua, gia chủ nghênh tiếp, cho vợ con, cháu chắt tham bái. Lữ viên ngoại đích thân hướng dẫn vua ra Lan viên, giới thiệu từng chậu kiểng, loại lan… vua nhắc lại câu hỏi ngày trước bị cắt ngang lúc hai túc vệ xông vào nhà. Lữ viên ngoại cười đáp:

- Bệ hạ hỏi về phép chơi lan, xin tâu thực tình là bản gia không có bí quyết nào khác ngoài chuyện nước tưới lan. Nước tưới lan không là nước mưa, nước uống lấy từ giếng, sông, suối, hồ mà là nước rửa chân hàng ngày của nữ nhân.

Vua ngạc nhiên hỏi:

- Lan và xạ là hai chất thơm trang sức tăng vẻ đẹp người nữ, tại sao dùng nước dơ người nữ để tưới "Vương giả chi hương" vậy?

- Lan thực chất là thứ thơm sạch là chất của tiết nữ. Nhưng cây thảo lan lại cần có nước rửa mặt gội đầu của nữ nhân tưới thì tốt. Lan là loài hoa thảo hợp Âm, nở về đêm, sắc hương lộng lẫy, nồng nàn. Lan đẹp não nùng dưới ánh bạch chói chang. Vì hợp âm khắc dương, lan không chịu nắng soi, phải che giàn râm mát. Đượm sương đêm, lan mơn mởn thơm dai, lâu tàn. Cho nên muốn lan tươi đẹp, phải siêng tưới bằng nước có hơi âm chất, cũng như phải do bàn tay người nữ chăm bón, vun tưới.

- Vậy hằng ngày làm sao có đủ nước đó để tưới 2 lần cả trăm chậu lan?

- Để có đủ, bản gia phải đặt mua trước cả năm của 2 phường ca trù Gia Ngư và Đồng Xuân, với giá rất cao.

- Làm cách nào để biết đích xác là nước rửa mặt, gội đầu của các ca nhi, đào nương?

- Bàn gia phải cảnh cáo dè chừng, nếu không phải thuần chất rửa mặt, gội đầu của nữ nhân mà tưới thì lan còi, chậm trổ bông, lụi dần, lúc đó họ chớ trách bị bắt nộp quan và phải bồi thường.

Chỉ tay về khu biệt lập nhỏ, cách Lan viên vài chục bộ, trong đó thấy thoáng một số chậu lan mà vua chưa được dẫn đến coi, Anh Tông hỏi:

- Nơi đó, phải chăng là Cấm lan viên đầy lan quý trong thiên hạ của lão viên ngoại?

Cự phú Chiêu cười lắc đầu, giải thích:

- Đó là khu "trữ lan" cất những giò lan chưa đủ bộ làm chậu trước khi đem bày trong Lan viên.

Vua hỏi:

- Thế nào là chưa đủ bộ làm chậu?

- Chưa đủ bộ là chưa đủ đôi, đủ số giò lan, để lên chậu. Bản gia trồng lan mỗi chậu hai giò gọi là "Song muội", hay "Tỷ muội lan" hoặc bốn giò là "Tứ quý hương" hoặc tám giò theo thế "Bát tiên quần ẩm" hoặc 12 giò "Thập nhị kim cương" hoặc 18 giò là "Thập Bát La hán hội" hoặc 28 là "Nhị thập bát tú hội". Phép chơi lan kiêng kỵ số lẻ thuộc Dương, chơi lan cầu kỳ công phu, nên phải qua nhiều năm tháng, hao tổn công, mới có được vườn hoa lan súc tích đủ loại.

Anh Tông chợt nhớ nhiều lần đã cho người đến xem lan mà không được, liền hỏi:

- Tại sao vười lan quý, phú thương không mở rộng cửa giao đón khách mộ lan?

Cự phú họ Lữ trình bày lý do trước hết là vì bận việc thương mại đa đoan, không có thời giờ tiếp các bạn lan, sau nữa vì sợ đến tai triều đình lắm tay sành hoa lui tới, gây nhiều phiền hà, bất tiện. Anh Tông mỉm cười xin lỗi phú thương về sự đường đột rồi nói:

- Chắc chắn sẽ không có sự phiền hà, bất tiện nào khác đến với lão gia chủ lần nữa. Sau buổi hội ngộ hôm nay, quý viên ngoại hẳn có nhiều kinh nghiệm bí quyết về lan, xin vui lòng mách bảo.

Họ Lữ đáp:

- Người Trung Nguyên chơi lan đều có ít nhiều bí quyết. Đời Đường có Lan Vương Đỗ Phủ, một thi bá sành lan nhất. Trong các cuộc thi lan ông luôn giữ ngôi vị quán quân.

Vua hỏi:

- Dường như thời Đỗ Phủ còn có một Á Vương Lan nữa?

- Đó là Vương Hy Chi, bạn lan giao của Đỗ Phủ, là tác giả bài "Thiếp Lan Đình" nổi tiếng thời Đường. Vườn lan Vương Hy Chi hằng đêm quy tụ hàng chục lan khách nhắm rượu thưởng lan, làm thơ. Vương có người chú ở đất Kiến cho 12 giò "Túy Dạ Hồng Lan", Vương chia một nửa, đem biếu bạn tri âm Đỗ Phủ.

cymbidium sinenseTết Nguyên tiêu năm sau có tổ chức thi lan tại Phương Lan Đình trong phủ Lý Thừa tướng. Trong hơn 500 chậu. Ban giám khảo tuyển chọn 2 chậu Túy Dạ Hồng Lan của Đỗ và Vương trúng giải Khôi và Á nguyên. Điểm đáng chú ý là cả hai tuy cùng một loại lan, nhưng lan của họ Đỗ tuy tương đối nhỏ hơn, lại được chấm giải nhất, vì hương sắc toàn bích.

Vương, sau cuộc thi cứ hậm hực suốt ngày, không ăn, không ngủ, chỉ uống rượu giải sầu. Không phải hận Ban Giám Khảo bất công thiên vị, mà chính vì Vương Hy Chi và các lan chủ dự tranh đều nhìn nhận lan của Đỗ Phủ đẹp hơn lan của Vương. Ông nghi ngờ Đỗ Phủ có bí quyết gì riêng, bèn sang thăm hỏi. Phủ ngay tình, thề chỉ chăm sóc, vun tưới như mọi người chứ không có bí kíp gì khác. Vương ra về lòng hoài nghi, đinh ninh họ Đỗ "giấu nghề" để giữ vững ngai vàng Lan Vương. Chi lập mưu với người cháu gái và nhờ bạn thân bên nhà họ Đỗ đưa vào làm thị tỳ. Sau khi nhận việc, thị tỳ để ý đến các hoạt động trong Lan viên. Thị tỳ thấy tất cả các nữ nhân, nô tỳ trong gia trang, sau khi gội đầu, rửa mặt phải đổ nước rửa mặt vào một hồ xây lớn và dùng nước ở đó tưới lan.

Hy Chi được ngầm báo cáo, và áp dụng đúng các bí kíp tưới lan, nên kỳ thi hoa năm sau cả hai chậu Túy Dạ Hồng Lan của hai họ Vương, Đỗ đều toàn bích. Ban Giám Khảo phân vân không biết chấm ai nhất, ai nhì. Rốt cuộc phải nhập hai giải Khôi Á thành một giải Khôi nguyên đồng chiếm chia đều cho hai họ Đỗ Vương. Mấy hôm sau nhân nhà họ Đỗ có tiệc mời sang đánh chén, tiệc tan, Vương trách Đỗ không thật lòng với bạn, Đỗ bèn cho mời ái thiếp họ Thân phụ trách lan viên của Đỗ Phủ lên gạn hỏi. Sợ chồng mang tiến xấu với bạn, ái thiếp họ Thân phải nói thật, đó là bí kíp của dòng họ nhà nàng từ đời Tùy bên Trung Quốc.

Sau tiệc mừng hưởng lan với Anh Tông được mấy ngày, gia chủ họ Lữ vào thành nội để bái yết đáp lễ và tặng 4 chậu lan quý giống Thanh Châu, Quế Châu, Lan Châu, Phúc Châu. Hôm sau, Anh Tông cử Trần Thái giám và Thiệp Thư Thị Bích đem tặng họ Lữ 30 loại phong lan hiếm lạ trong Ngũ Bách Lan Viên… Đồng thời đưa cự phú vào cung truyền dặn cho các Nữ giám lan các chăm sóc tưới lan…

Như vậy ở nước ta, Anh Tông là người đầu tiên chơi lan theo bí kíp Âm Dương của đời Tùy, Đường bên Trung Quốc.

Tác giả: Bùi Đẹp / Á đông dị sử
Nguồn Newvietart.com

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản