Lan giáng hương hồng - Aerides rosea
Lan sống phụ sinh sinh, thân mập, dài trên 25cm, lá thẳng đứng. Lá xếp 2 dãy, dày, màu xanh bóng, dài 20 - 30cm, rộng 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy. Cụm hoa dài, buông xuống. Hoa lớn 2cm, màu đỏ tím có đốm đỏ.
Tên Việt Nam: Lan dáng hương hồng, lan đuôi cáo
Tên Latin: Aerides rosea
Đồng danh: Aerides rosea Lodd ex Lindl.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes
Mô tả: Lan sống phụ sinh sinh, thân mập, dài trên 25cm, lá thẳng đứng. Lá xếp 2 dãy, dày, màu xanh bóng, dài 20 - 30cm, rộng 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy. Cụm hoa dài, buông xuống. Hoa lớn 2cm, màu đỏ tím có đốm đỏ. Cánh môi 3 thùy, thùy giữa dạng tam giác lớn, màu tím nhạt, hai thùy bên nhỏ
Phân bố: Loài mọc chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và rải rác ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra chúng còn phân bố ở Thái Lan, Trung Quốc, ấn độ, Butan.
Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 20.
Lan Đuôi Cáo (Aerides Rosea) thường còn được gọi là Cáo bắc, là một loại lan thuộc họ giáng hương, phân bố nhiều ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên..
Đuôi cáo là loại hoa lan đơn thân, thân trụ tròn to cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái, phần gốc được bao bọc bởi các bẹ lá cũ, phần trên gồm nhiều lá xếp sát nhau, cây trưởng thành khi khai thác thường dài khoảng 25-35cm, đương nhiên có những cây già trồng lâu năm thì lớn hơn. Đuôi cáo có bản lá phẳng, mỏng, dài khoảng 18-25 cm, bề rộng khoảng 3,5-4 cm, đầu lá tròn chia 2 thùy tròn.
Hoa dạng chùm dài cỡ 20-30 cm gồm nhiều bông đơn kích cỡ khoảng 1.5-2 cm nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch. Mỗi bông hoa nhìn như con chim xà xuống, thường chủ đạo là màu trắng, có chấm tím hồng ở chóp cánh và môi hoa. Hoa Đuôi Cáo thơm khá rõ, nhất là vào buổi trưa.
Loại này có thể ghép gỗ và trồng chậu nhưng cá nhân tôi thích ghép gỗ hơn, an toàn hơn, họ giáng hương nên ghép gỗ thoáng cho rễ gió phát triển mạnh. Nên ghép trong tháng 3 đến tháng 5 dương lịch, lúc này mùa xuân không rét quá mà mưa phùn nhiều, độ ẩm không khí cao. Khi ta mua hàng cân về, chỉ cần cắt rễ khô chết, không cần cắt nhiều như các loại lan hoàng thảo, các rễ còn tươi sau này vẫn có thể đẻ thêm rễ phụ chứ không phải như hoàng thảo khai thác xong là rễ chết. Xối cả cây qua nước sạch rồi ngâm cả cây vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 2h, vớt ra đem ghép lên gỗ. Cứ dùng dây thít nhựa để cố định cây rất nhanh, đẹp và chắc, có thể dùng các loại dây khác tùy điều kiện nhưng cũng như các loại lan khác, hạn chế dùng dây thép, nó thật sự không tốt.
Có thể trồng chậu đất nung với than cục to cỡ quả trứng, đặt vài miếng xơ dừa nhỏ trên mặt chậu tăng cường giữ ẩm, chú ý không vùi giá thế kín đến tận lá gốc, tìm cách buộc, cố định làm sao để chân lá gốc nhô cách mặt giá thể khoảng 2 đốt ngón tay, rễ mới thường đâm ra từ khoảng này chứ đâu, phía dưới gốc cũng xếp than thoáng ra đừng lo chết, ghép gỗ toang hoang cả rễ còn sống cơ mà.
Trồng xong ta đặt nơi râm và mát trong vườn chứ chưa ra rễ treo chỗ khô, nóng, nắng dù có tưới nhiều thì cũng vẫn cứ hay bị nhăn lá, tỷ lệ sống thấp. Hàng ngày xịt nước 1-2 lần tùy gốc đã khô chưa, 5-7 ngày lại phun dung dịch kích rễ một lần. Lúc trồng mà đang có nụ thì nên lấy dao sạch cắt nụ đi để dưỡng cây, có thể bôi vôi hoặc sơn móng tay vào vết cắt, tôi không có gì bôi thì kệ cũng chả sao, chờ chơi hoa năm sau.
Sau này ra rễ, cây khỏe mạnh rồi thì treo nơi nắng trung bình, cái này tùy khí hậu từng nơi, quan sát tình trạng cây để thay đổi cách chăm sóc. Mùa hè nếu thấy lá nhăn thì chuyển vào nơi râm hơn.
Đa phần thời gian trong năm ta phun NPK 30-10-10 để cây sinh trưởng mạnh, đến khoảng cuối tháng 02 dương đem treo ra nơi nắng sáng (vì thời gian này có nắng cũng không mạnh), bắt đầu phun NPK 10-30-30 khoảng 4 lần (kích hoa), mỗi lần cách nhau 1 tuần, tưới nước thì thưa dần đi khoảng 3 ngày/lần, đến cuối tháng 4 thì ngưng tưới hẳn, lá có thể se lại hơi nhăn chút, khi nào thấy cây nhú vòi nụ ở nách lá thì thôi phân, tưới nước lại hàng ngày là được.
Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng có thể vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ... Vì thế nhất là vào mùa hè cần phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil...1 lần/tháng và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp...khi thấy có côn trùng.
Theo phonglanrung.com
- Dracula, Lan Mặt Quỷ
- Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn
- Lan đất hoa đầu - Cephalantheropsis longipes
- Dực giác lá hình máng - Pteroceras semiteretifolium
- Cầu diệp Tixieri - Bulbophyllum Tixieri
- Cầu Diệp Evrard - Bulbophyllum evrardii
- Cách trồng và chăm sóc lan hải yến
- Kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm
- Lan rừng miền Nam Việt Nam
- Những nét đặc trưng của lan rừng Việt Nam
- Phong lan ma – loài phong lan hiếm nhất thế giới
- Cách trồng lan Psychopsiella và Psychopsis – Lan bướm
- Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan Octomeria
- Bromheadia - Lan đầm lầy
- Brachypeza laotica - Lan môi sừng Lào
- Brachycorythis - Lan Đoản Móng
- Biermannia - Lan Bạch Manh
- Bidoupia Aver 2010
- Armodorum siamense
- Appendicula - Lan chân rết
- Apostasia - Cổ Lan, Giả Lan
- Aphyllorchis - Âm lan
- Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus
- Lan Kim tuyến không cựa - Anoectochilus acalcaratus
- Anoectochilus
- Lan Bạc diệp tối - Ania viridifusca
- Hỏa hoàng - Ascocentrum garayi
- Hoàng yến trắng - Ascocentrum pusillum
- Adenoncos vesiculosa Carr
- Abdominea minimiflora
- Cách trồng lan Phượng Vỹ - Huyết nhung trơn
- Kỹ thuật trồng lan đuôi chồn Rhynchostylis retusa
- Lan môi dài ba răng - Macropodanthus alatus
- Lan cô lý bắc - Chrysoglossum assamicum
- Lan bắp ngô tím - Acampe joiceyna
- Lan đại bao trung - Sunipia annamensis
- Lan đại bao hoa đen - Sunipia nigricans
- Lan Hàm Lân tù - Gastrochilus obliquus
- Cửu Bảo Tiên - Aerides lawrenceae