Giới thiệu tổng quát về lan hồ điệp
Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum amabilis vào năm 1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl ..và tên đó được dùng cho đến ngày nay.
I. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn, đẹp, bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong phú, không thua kém giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ. GiốngPhalaenopsis có khoảng 70 loài trong đó có 44 chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya đến châu Á có hơn 20 loài lan ưa nóng có ở các nước Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philippine, đông Ấn Độ, (Nguyễn Công Nghiệp, 2004).
Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum amabilis vào năm 1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl ..và tên đó được dùng cho đến ngày nay.
Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200- 400 m (William và kramer, 1983) nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20°C – 30°C, trong đó khí hậu lý tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22°C – 27°C
Việt Nam có khoảng 5- 6 giống nguyên chủng, gồm Phalaenopsisi gibbosa Sweet, phalaenopsis manniiRchob.f, Phalaenopsis braceana(Hook.f) christenson, phalaenopsis fuscataRchob.f, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f.). Hầu hết có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ, hương thơm độc đáo.
II. PHÂN LOẠI
Ngành: Magnoliophyta (thực vật hạt kín)
Lớp: Monocotyledoneae (lớp một lá mầm liliopsida)
Bộ: Orchidaceae
Họ: Orchidaceae
Giống: Phalaenopsis
Loài: Phalaenops is spp
Tên khoa học: Phalaenopsis wedding promenade
III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
1. Cơ quan sinh dưỡng
a. Rễ
Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút rõ ràng. Hệ rễ của lan Hồ Điệp thường có dạng hình tròn, to, mập, có nhánh hoặc không phân nhánh. Rễ thường có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối. Rễ của lan Hồ Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi cho việc hút O2 và nước. Có những nghiên cứu cho thấy rễ lan Hồ Điệp cũng như phong lan có khả năng quang hợp.
Rễ của lan Hồ Điệp cũng như một số loài lan khác có nấm cộng sinh. Do hạt của hoa lan nói chung đều không có nội nhũ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi nảy mầm, trong điều kiện nảy mần tự nhiên, cần dựa vào các nấm cộng sinh để hút chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm này sống cộng sinh tại rễ của cây lan để hỗ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan còn được gọi là rễ nấm. Nên việc tưới và bón phân cho cây lan Hồ Điệp cần cẩn thận chính là vì trên rễ cây có nấm cộng sinh.
b. Thân
Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề có giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp, thân chính của nó trong môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hướng cao hơn theo phương thẳng đứng còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau. Theo sự sinh trưởng của cây, các lá già ở dưới gốc dần dần già héo và rụng đi, đến khi có chồi nách mọc ra, nhưng thường không mọc dài ra được. Vì cây lan thường rất khó ra chồi nhánh nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống. Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng, còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây.
c. Lá
Lá của lan Hồ Điệp to dày, đầy dặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân cây. Số lá trên thân cây thường không nhiều, thông thường 1 cây lan trưởng thành có từ 4 lá trở lên. Trong nách lá có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là chồi sơ cấp, bên dưới là chồi dinh dưỡng sơ cấp. Các chồi sơ cấp này sinh trưởng đến một mức độ nào đó thì bắt đầu đi vào giai đoạn ngủ nghỉ. Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt trên lá và mặt dưới lá màu đỏ, mặt trên lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt được màu sắc hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ.
Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thường bề mặt trên của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dưới của lá mới có khí khổng. Lan Hồ Điệp là loại thực vật CAM, giống như các thực vật CAM khác nên khí khổng mở ra vào ban đêm để thu nhận CO
- Kinh nghiệm chăm sóc hồ điệp nuôi cấy mô từ cây giống
- Nhân giống lan Hồ điệp
- Các cách nhân giống lan Hồ Điệp
- Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp
- Cách trồng các loại giống Hồ điệp - Phalaenopsis
- Ý nghĩa hoa lan hồ điệp
- Vài kinh nghiệm để trồng lan Hồ Điệp tốt hơn
- Lan hồ điệp
- Hồ điệp rừng Việt Nam
- Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp trong chậu
- Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp tươi lâu
- Cách chăm sóc lan Hồ điệp sau Tết
- Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ
- Khắc phục lan Hồ điệp bị thối nhũn vào mùa mưa
- Lựa chọn một chậu lan hồ điệp đẹp thế nào?
- Một số mẹo chăm sóc lan hồ điệp
- Một số nguyên nhân làm hồ điệp vàng lá
- Tản mạn về lan Hồ điệp
- Tưới nước cho lan hồ điệp
- Thay chậu trồng hồ điệp bằng dớn trắng - Sphagnum moss
- Chăm sóc lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách trồng lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Chăm sóc lan hồ điệp nở hoa đúng Tết
- Kinh nghiệm để trồng tốt cây hồ điệp
- Kỹ thuật trồng lan hồ điệp trong nhà kính
- Kỹ thuật trồng lan Hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách khắc phục lan Hồ Điệp rụng hoa thối nụ
- Chăm sóc lan Hồ điệp
- Hoa giống như bướm – Lan hồ điệp
- Lan Hồ điệp - Kinh nghiệm trồng và chăm sóc
- Bốn loại bệnh thường gặp trên lan Hồ điệp
- Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp
- Kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp
- Phong lan Hồ Điệp rừng Việt Nam
- Hiện tượng lá hồ điệp héo và nhăn
- Phương pháp nhân giống Invitro lan hồ điệp
- Bón phân cho lan Hồ điệp
- Giảm nhiệt độ để Hồ điệp ra hoa đồng loạt
- Hồ điệp Pale Tiệp Khắc