Bón phân cho lan Hồ điệp
Kỹ thuật bón phân cho hồ điệp quyết định sức khỏe của cây, hồ điệp có ra nhiều hoa, hoa có đẹp hay không là do cách chúng ta bón phân cho hồ điệp.
Ngoài các điều kiện để trồng hồ điệp thành công như: vườn trồng hồ điệp điều khiển được ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí. Chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Thì kỹ thuật bón phân cho hồ điệp quyết định sức khỏe của cây, hồ điệp có ra nhiều hoa, hoa có đẹp hay không là do cách chúng ta bón phân cho hồ điệp.
Vì hầu hết các loài phong lan chỉ yêu cầu một ít phân bón. Lan hồ điệp cũng không ngoại lệ. Do đó, khi bạn chăm sóc bón phân cho lan hồ điệp thì điều đầu tiên cần phải nhớ là: sử dụng phân bón với nồng độ thật loãng để tưới cho lan hồ điệp.
Cách bón phân cho từng giai đoạn trồng lan hồ điệp:
Cách bón phân cho hồ điệp sau khi trồng( trong 4-5 tháng đầu):
Sau 15 ngày ra chậu trồng, bón Vitamin B1 cho cây hồ điệp con, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần.
Sau 1 tháng trồng ta bón phân NPK (30 10 10) pha loãng 30-40 mg/1 lít nước, phun đều trên lá và thân. Tần suất tưới phân: cách 7-10 ngày/lần.
Cách bón phân cho hồ điệp từ tháng thứ 6-10 tháng:
Sau khoảng 5-6 tháng trồng, ta thay chậu lần I. Lúc này, chiều dài giữa 2 đầu mút lá hồ điệp khoảng 12cm. Để chăm sóc cho cây trong giai đoạn này:
Bón phân NPK 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. 1 tuần phun 1 lần.
Sau 3 lần phun NPK 30-10-10, tưới 1 lần phân NPK 20-20-20 cho cây, giúp cây cứng cáp
Ngoài ra, ta có thể tưới thêm cho cây 1 số loại phân hữu cơ nưa như: Komix, phân cá.
Nhằm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây lan, tạo điều kiện phát triển mạnh hệ thống rễ hồ điệp
Cách bón phân cho hồ điệp để hồ điệp chuẩn bị ra hoa:
Sau 10-12 tháng trồng, ta thay chậu lần cho lan hồ điệp thứ II cho hồ điệp. Lúc này, chiều dài lá khoảng 10-12cm, đến khi cây có từ 4 lá thì bắt đầu quá trình phân hoá mầm hoa. Cách bón phân trong giai đoạn này:
Sử dụng phân bón NPK 20-20-20+TE với tỷ lệ 40mg/1lít, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần.
Cách bón phân cho lan hồ điệp ra hoa: tưới loại phân có nồng độ P, K cao (như NPK 10-60-10) để giúp cây tạo phát hoa. Pha với tỷ lệ 40mg/1lít, phun định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.
Khi thấy hồ điệp nhú hoa, ta tưới phân NPK 6-30-30 pha loãng với nồng độ 2g/lít nước,phun định kỳ 7-10 ngày/lần (nhầm giúp hoa to có kích thước to hơn, hoa bền và sắc hoa đẹp hơn).
Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và dưỡng cây trở lại bằng cách dùngphân NPK 30-10-10.
Một số loại phân bón thường dùng cho lan hồ điệp
Phân vô cơ thường dùng cho lan hồ điệp:
Phân Bón Lá Grow More ( Lọ 100g giá 20k)
Grow More 30 - 10 - 10: Nhánh khỏe, ra lá tốt
Grow More 6 - 30 - 30: Kích ra hoa , tăng đậu quả
Grow More 20 - 20 - 20: To củ , lớn trái , chắc hạt
Grow More 10 - 55 - 10: Phân hóa mầm hoa, ra rễ
Phân bón NPK cao cấp Đầu Trâu (Giá 25k/ 1 chai 100g)
NPK cao cấp Đầu Trâu 501: tăng trưởng
NPK cao cấp Đầu Trâu 701: ra hoa
NPK cao cấp Đầu Trâu 901: đẹp hoa, dưỡng cây sau khi ra hoa.
Phân hữu cơ thường dùng cho lan hồ điệp:
Phân bón lá hữu cơ Root Plex (Giá 20k/ 1 hủ): Kích thích mọc mầm mạnh, giúp bộ rễ lan hồ điệp phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh của cây. Dùng rất tốt trong mùa nắng và mưa, làm lan phát triển mạnh.
Phân hữu cơ bón Qua Lá Komix, Phân cá (Giá 20k/ 1 chai 100ml): Giúp cây phát triển toàn diện cho cây. Dùng nhiều cây phát triển mạnh, thân to, không độc cho cây. Nên dùng chung B1 và chỉ tưới khi vườn thật khô ráo. Có chút mùi cá, không tanh, thối.
Một số lưu ý khi bón phân cho lan hồ điệp:
a. Sử dụng phân bón tỷ lệ thuận với lượng ánh sáng mà lan hồ điệp nhận được:
+ Cường độ ánh sáng thấp & ngày ngắn = cần ít phân bón
+ Cường độ ánh sáng cao & ngày dài = bón phân nhiều hơn
b. Bón phân với liều lượng thấp & tưới thường xuyên tốt hơn là bón phân với liều lượng cao.
Nguồn: sưu tầm Internet
- Kinh nghiệm chăm sóc hồ điệp nuôi cấy mô từ cây giống
- Nhân giống lan Hồ điệp
- Các cách nhân giống lan Hồ Điệp
- Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp
- Cách trồng các loại giống Hồ điệp - Phalaenopsis
- Ý nghĩa hoa lan hồ điệp
- Vài kinh nghiệm để trồng lan Hồ Điệp tốt hơn
- Lan hồ điệp
- Hồ điệp rừng Việt Nam
- Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp trong chậu
- Giới thiệu tổng quát về lan hồ điệp
- Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp tươi lâu
- Cách chăm sóc lan Hồ điệp sau Tết
- Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ
- Khắc phục lan Hồ điệp bị thối nhũn vào mùa mưa
- Lựa chọn một chậu lan hồ điệp đẹp thế nào?
- Một số mẹo chăm sóc lan hồ điệp
- Một số nguyên nhân làm hồ điệp vàng lá
- Tản mạn về lan Hồ điệp
- Tưới nước cho lan hồ điệp
- Thay chậu trồng hồ điệp bằng dớn trắng - Sphagnum moss
- Chăm sóc lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách trồng lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Chăm sóc lan hồ điệp nở hoa đúng Tết
- Kinh nghiệm để trồng tốt cây hồ điệp
- Kỹ thuật trồng lan hồ điệp trong nhà kính
- Kỹ thuật trồng lan Hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách khắc phục lan Hồ Điệp rụng hoa thối nụ
- Chăm sóc lan Hồ điệp
- Hoa giống như bướm – Lan hồ điệp
- Lan Hồ điệp - Kinh nghiệm trồng và chăm sóc
- Bốn loại bệnh thường gặp trên lan Hồ điệp
- Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp
- Kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp
- Phong lan Hồ Điệp rừng Việt Nam
- Hiện tượng lá hồ điệp héo và nhăn
- Phương pháp nhân giống Invitro lan hồ điệp
- Giảm nhiệt độ để Hồ điệp ra hoa đồng loạt
- Hồ điệp Pale Tiệp Khắc