Tản mạn về lan Hồ điệp
Lan Hồ Điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa Đông Xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.
Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên dãy Himalaya đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm 1750 G.E. Rumphius đã tìm ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại Angraecum và sau này Carl Blume mới tìm ra cây Phalaenopsis amabilis vào năm 1825. Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm và opsis có nghĩa là giống như. Có nghĩa là hoa của chúng giống như con bướm, vì vậy mà được gọi là Hồ Điệp.
Trong thiên nhiên, Phalaenopsis phát triển trong tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, Cây phát triển trong tự nhiên ở nhiệt độ ngày là 28-35°C, đêm: 20-24°C và độ ẩm tương đối cao.
Phalaenopsis ưa bóng râm, cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Rễ cũng đóng vai trò neo giữ cây.
Cây đơn thân nhưng rất ngắn, có ít lá mọc khít nhau nên không thấy lóng. Lá tương đối dày mập, thường rộng ở phần trên, hẹp dần bên dưới. Phát hoa ở nách lá, thòng hay đứng, có thể phân nhánh. Hoa nhỏ hay khá to, mỗi hoa bền gần 2 tháng, đầu cành hoa vẫn có thể tiếp tục tạo ra hoa theo từng đợt kế tiếp nhau, vì vậy cả cành hoa nở liên tiếp hơn nữa năm. Lá đài và cánh hoa gần như nhau, đôi khi cánh hoa hơi lớn hơn. Nhiều loài thường cho cây con trên cọng phát hoa. Nhiều loài có vân màu trên lá.
Lan hồ điệp là loại lan ưa bóng mát, cây không cần quá nhiều ánh sáng, chỉ cần 30-40% ánh nắng…Cây không có sự nghỉ rõ rệt, cần thường xuyên theo dõi để giảm nước tưới. Thường sự nghỉ này xảy ra sau khi hoa tàn, Cây không có giả hành nhưng lá rộng nên dễ mất nước vì vậy cần tưới nhiều nước nhưng phải thoáng để không phải thối, vì vậy chậu trồng phải có nhiều lỗ và thường để hơi nghiêng để nước tưới đừng đọng ở ngọn cây, nách lá làm thối lan.
Vì lá rộng và mộng nước nên rất dễ bị các giọt nước làm chấn thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây thối nên cần phải tưới rất nhẹ hạt, và tốt nhất nên che một lớp lưới caro hoặc màng phủ trong ở dưới giàn che để tránh tác hại của các giọt mưa.
Nước phải sạch và nên hạn chế dùng phân chuồng vì dễ sinh bệnh, nên tưới thường xuyên nước rễ cây thuốc cá ( Derris elliptica ) để ngừa sâu rầy phá hại.
(Theo Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan)
- Kinh nghiệm chăm sóc hồ điệp nuôi cấy mô từ cây giống
- Nhân giống lan Hồ điệp
- Các cách nhân giống lan Hồ Điệp
- Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp
- Cách trồng các loại giống Hồ điệp - Phalaenopsis
- Ý nghĩa hoa lan hồ điệp
- Vài kinh nghiệm để trồng lan Hồ Điệp tốt hơn
- Lan hồ điệp
- Hồ điệp rừng Việt Nam
- Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp trong chậu
- Giới thiệu tổng quát về lan hồ điệp
- Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp tươi lâu
- Cách chăm sóc lan Hồ điệp sau Tết
- Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ
- Khắc phục lan Hồ điệp bị thối nhũn vào mùa mưa
- Lựa chọn một chậu lan hồ điệp đẹp thế nào?
- Một số mẹo chăm sóc lan hồ điệp
- Một số nguyên nhân làm hồ điệp vàng lá
- Tưới nước cho lan hồ điệp
- Thay chậu trồng hồ điệp bằng dớn trắng - Sphagnum moss
- Chăm sóc lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách trồng lan hồ điệp nuôi cấy mô
- Chăm sóc lan hồ điệp nở hoa đúng Tết
- Kinh nghiệm để trồng tốt cây hồ điệp
- Kỹ thuật trồng lan hồ điệp trong nhà kính
- Kỹ thuật trồng lan Hồ điệp nuôi cấy mô
- Cách khắc phục lan Hồ Điệp rụng hoa thối nụ
- Chăm sóc lan Hồ điệp
- Hoa giống như bướm – Lan hồ điệp
- Lan Hồ điệp - Kinh nghiệm trồng và chăm sóc
- Bốn loại bệnh thường gặp trên lan Hồ điệp
- Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp
- Kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp
- Phong lan Hồ Điệp rừng Việt Nam
- Hiện tượng lá hồ điệp héo và nhăn
- Phương pháp nhân giống Invitro lan hồ điệp
- Bón phân cho lan Hồ điệp
- Giảm nhiệt độ để Hồ điệp ra hoa đồng loạt
- Hồ điệp Pale Tiệp Khắc