Kỹ thuật trồng Địa lan - Cymbidium
Thổ lan có hai loại: hoa lớn (standard) và hoa nhỏ (miniature) sau này những nghệ nhân đã ghép ra một loại là hoa vừa (novelty) được ghép từ hoa lớn với hoa nhỏ, và những loại hoa rũ buông thõng (pendulous) được ghép ra hầu hết từ giống thổ lan Gấm Ngũ Hổ (devonianum) hay cây Lộ Hồi (aloifolium).
Hình dáng thổ lan đều giống nhau, lá dài, bẹ củ, dò hoa mộc ở dưới gốc lên, nhiều giống một củ ra hai dò hoa hay nhiều hơn, và có loại ra dò hoa hai năm liên tiếp cùng một củ, những loại đó thường được ghép với giống Cym. suave hay Cym. madidum, hai giống này từ Úc Châu, như cây Hà Bui 90% được ra hoa hai năm liên tiếp cùng một củ.
Đa số thổ lan nở hoa vào mùa đông, xuân, nhưng sau này có nhiều loại được làm ra nở hoa vào mùa hè hoặc cuối hè, những loại này được làm ra để cung ứng cho thị trường Nam Mỹ, Á Châu và cũng được trồng ở Texas, Flolida, loại này cũng trồng được ở miền nam Việt Nam, nếu những nơi đó hội được điều kiện nhiệt độ ban ngày 90-95°F (hay 32-35°C), ban đêm 70-75°F (hay 21-23°C).
CÁCH TRỒNG
Nhiệt Độ
Thổ lan cần nhiệt độ thay đổi ngày nóng, đêm lạnh .ban ngày 80-90°F (27-32°C ) ban đêm 50-60°F (10-15°C). Thổ lan có thể chịu nóng tới 100°F và lạnh tới 30°F miễn là không đóng băng, ngoài ra nếu không có sự cách biệt giữa ngày và đêm tối thiểu từ 15°F cho đến 20°F (13-16°C), hầu như thổ lan sẽ không ra hoa.
Ánh Sáng
Thổ lan cần nhiều ánh nắng, nhưng phải che lưới để phòng bị cháy lá. Nhiều ánh sáng sẽ dễ ra hoa, có nhiều hoa hơn và mầu sắc sẽ trung thực hơn, thiếu ánh sáng sẽ làm cho hoa nhạt đi. Không thể nuôi thổ lan ở trong nhà hoặc ở những nơi rợp mát. Thổ lan vẫn ra hoa không cần phân bón, nếu đầy đủ ánh sáng, nhưng nếu có phân bón thì sẽ có nhiều hoa hơn. Thật ra ánh sáng mới là thức ăn chính cho cây cỏ bông hoa, còn phân bón chỉ là thuốc bổ mà thôi.
Ẩm Độ
Thổ lan cần độ ẩm từ 40-70%, mùa hè cần tưới nước xuống đất hay phun sương vào buổi sáng hay chiều để tăng thêm độ ẩm.
Tưới Nước
Thổ lan cần tưới nước mỗi tuần một lần, nhưng mùa hè cần tưới nhiều hơn, có thể tưới 2-3 lần tùy theo địa phương, không nên để cây bị thiếu nước lúc cây đang phát triển, khi cây đã ngưng tăng trưởng bớt tưới nước, nhưng đừng để cây bị khô rễ, sẽ làm cho cây bị khựng lại, và có thể sẽ không ra hoa.
Bón Phân
Khi mùa phát triển cho cây con, cần bón phân 30-10-10 mỗi tuần một lần, chỉ dùng ¼ của công thức của nhà chế tạo. Thí dụ công thức dùng 1 tsp cho một gallon nước thì dùng ¼ tsp cho một gallon nước, để tránh cây khỏi bị cháy lá. Khi cuối tháng 8 dùng phân bón 6-30-30 hay 10-52-10, cuối tháng 11 ngưng tưới phân, chỉ tưới nước thường, tưới thêm phân sẽ làm cho nụ hoa bị nóng có thể bị rụng hay bị có tật.
Thay Chậu
Trung bình 2-3 năm nên thay chậu một lần - nếu trồng bằng vỏ thông, 4-5 năm một lần - nếu trồng bằng vỏ dừa.
Trồng thổ lan bằng:
Vỏ thông vừa ½” (medium grade) 4 phần vỏ thông, 1 phần perlite
Vỏ thông lớn ¾” (large grade) 4 phần vỏ thông, 1 phần perlite
Vỏ dừa vừa ½” (medium grade) 4 phần vỏ dừa, 1 phần perlite
Vỏ dừa lớn ¾” (large grade) 4 phần vỏ dừa, 1 phần perlite
Trước khi thay chậu hay chia cây, nên ngâm các vật liệu trong nước nhiều giờ, không nên dùng potting soil (đất) tuy gọi là thổ lan nhưng không nên trồng với đất hay dưới đất, vì dễ bị ứ nước sẽ dễ bị thối rễ.
Khi dùng vỏ dừa nên ngâm cho thật kỹ, khi nào không còn thấy đậm như nước trà nữa thì dùng sẽ tốt hơn.
Không nên để hoa tàn hết trên cành, nếu còn khoảng 2-3 nụ thì nên cắt xuống rồi cắm vào trong những bình hoa, nếu để tàn hết trên cành sẽ làm cho cây yếu đi, sẽ khó ra hoa cho mùa tới.
Sau khi hoa tàn là thời gian tốt nhất để thay châu hay chia cây, cắt bỏ rễ khoảng 2-3” inch từ đáy chậu, lấy hết vật liệu cũ ra, cắt bỏ những củ già không có lá (back bulb) và tỉa bỏ những rễ chết. Khi tách ra làm nhiều phần, nên giữ tối thiểu 3-5 nhánh, những củ già không lá, rửa sạch để cho ráo nước rồi bỏ vào bao nylon, buộc miệng kín lại rồi để vào chỗ rợp mát, khi nào củ mọc mầm và rễ rồi sẻ trồng lại.
Khi trồng, lựa chậu đủ chỗ cho lan mọc trong 2-3 năm, cách mép chậu khoảng 2-3” inch, đặt củ già gần mép chậu, để ý hướng cây mọc, chừa cho chỗ mầm non mọc lên, bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào rồi nén cho thật chặt, tưới B1 pha 1 thìa súp cho 1 gallon nước, xong rồi để vào chỗ rợp mát 2-3 tuần mới tưới.
Theo Phạm Cường
- Địa lan Thanh Ngọc
- Địa lan Đại Thanh
- Địa Lan Cẩm Tố
- Địa lan Triều châu tố hà
- Địa lan Hoàng Vũ trồng và chăm sóc
- Địa lan Đại Hoàng
- Địa lan kiếm Tuyết Ngọc
- Lan Kiếm Vàng Cánh Bầu Hải Phòng
- Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang
- Cách trồng và chăm sóc lan Luân cỏ Eulophia
- Tại sao kiếm bị sần?
- Lan kiếm Vị Hoàng
- Phong lan Kiếm lá cứng Việt Nam và những điều cần biết
- Phân biệt hoa lan kiếm Hồng Hoàng với hoa Địa lan kiếm Trần Mộng
- Kinh nghiệm trồng địa lan bằng phân trấu ủ
- Phòng trừ sâu hại địa lan
- Bệnh hại trên cây địa lan
- Bệnh thối củ do vi khuẩn hại địa lan
- Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm
- Địa lan châu á: Các điều kiện phát triển được kiểm soát
- Địa lan châu Á
- Tưới nước và bón phân cho Địa lan châu á
- Những mẹo nhỏ trồng Địa Lan
- Địa lan rừng hình dạng như thế nào?
- Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á
- Địa lan rừng Việt Nam
- Các tiêu chí đánh giá một hoa địa lan kiếm đẹp
- Thanh lan - Cymbidium Cyperifolium
- Giới thiệu về Địa Lan Kiếm
- Cách trồng Địa lan đơn giản nhất
- Lan kiến cò râu - Habenaria medioflexa
- Cách trồng một số loại địa lan thân củ
- Lan chu đỉnh lông - Spathoglottis pubsences
- Cách trồng địa lan của các cụ ngày xưa
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan
- Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan
- Kỹ thuật nhân giống địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật Nhân giống và nuôi trồng địa lan Việt
- Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn