Lịch sử trồng hoa lan nhiệt đới

Năm 1737, nhà thực vật học Thụy Điển Carolus Linnaeus lần đầu tiên đưa ra phương pháp phân loại thực vật, bước đầu phân hoa lan thành 8 chi và 21 loài. Năm 1759, tại Luân Đôn nước Anh đã thành lập vườn thực vật hoàng gia, tiến hành trồng thí nghiệm đối với hơn 100 loài lan nhiệt đới.

Năm 1818, một nhà làm vườn người Anh tên là William Cattleya, nhận được một hộp quà gửi từ Braxin, bên trong có một số thực vật khô để bọc lót, ông đã phát hiện có một số thân lá mọc rất khác thường và độc đáo, bèn đem rửa sạch, chẳng ai có thể ngờ được những lá đó lại có thể chuyển dần từ vàng sang xanh, hồi phục rất nhanh. Thấy vậy, ông đem cây trồng vào chậu, qua hơn 1 năm chăm sóc, cuối cùng cây đã ra những bông hoa rất đẹp. Về sau, nhà thực vật học Thạc Sĩ John Lindley cho rằng loài hoa này vẫn do William Cattleya phát hiện ra và để ghi nhớ công lao của ông, dần dần gọi loài hoa này là “lan Cattleya” (Cát lan). Năm 1838 lan nhiệt đới được nhập vào Mỹ, kế đến còn được trồng thử nghiệm ở Hà Lan, đồng thời gây được sự chú ý của các nước, người Singapore đặc biệt yêu thích loài “ Agness Orchid (Tức hoa lan nhiệt đới ), nên rất nhiều cửa hàng hoa tích cực đầu tư kinh doanh. Malaysia thực hành chính sách ưu đãi đối với lan nhiệt đới, khích lệ các cửa hàng hoa đầu tư phát triển hoa lan nhiệt đới, chính phủ Thái Lan còn mở ngân sách hỗ trợ hơn 28.000 chợ hoa tiến hành sản xuất hoa lan nhiệt đới chủ yếu là lan Hoàng thảo, trải qua hơn 40 năm nỗ lực, Thái lan đã bước lên vị trí là nước có nguồn xuất khẩu lớn về hoa lan nhiệt đới.

Cattleya loài hoa nhiệt đới được mệnh danh là nữ hoàng các loài hoa

Nhật Bản cũng áp dụng những thiết bị hiện đại vào trồng hoa lan nhiêt đới. Những năm gần đây, Hàn quốc đã xuất khẩu địa lan với số lượng rất lớn. Trung Quốc thì hơi chậm nhưng cũng đang khai thác triệt để. Theo nguồn tin, hiện nay trên toàn thế giới có tổng cộng 68 quốc gia và lãnh thổ sản xuất và kinh doanh hoa lan nhiệt đới. Ngành kinh doanh hoa lan nhiệt đới hiện nay trở thành ngành kinh doanh hưng thịnh mới nổi.

Đến nay, trên toàn thế giới có tổng cộng 25.000 loài hoa lan, trong đó có khoảng 6.000 loài được trồng trong vườn thực vật, vườn lan và cả những hộ cá thể yêu thích trồng lan. Các loài lan mà chúng ta thường thấy có khoảng 1.000 loài, trong đó có mấy trăm loài là cơ sở của các giống nhà vườn. Ngoài ra, ở phương Tây, từ năm 1856 người làm vườn nước Anh ông John Domini lần đầu tiên đã trồng giống lai tạo lan, từ đó người ta đua nhau trồng lai tạo và tạo ra hơn 5.000 loài lan tạp giao, trong đó  chỉ có một số ít loài là được trồng rộng rãi, duy chỉ có một số loài đặc biệt như lan Hồ điệp tạp giao là được trồng rộng rãi ở khắp các nơi trên thế giới.

Hoa lan nhiệt đới chủ yếu phân bố ở những nước:

Quê hương của đa số các loài hoa lan nhiệt đới là ở vùng Xích đạo, và vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, phụ cận chí tuyến Bắc Nam. Phân bố ở Châu Á có Việt Nam, Thái Lan, Indonexia, Myanma, Singapore, Philippin, Malaysia, miền nam Trung Quốc và phía nam núi Hymalaya… ở Châu đại dương có Papua New Guinea, phân bố ở Châu Mỹ có Braxin, Peru, Mehico, Paraguay, Ecuador… Trong khi đó ở Châu Phi lại chủ yếu phân bố ở nước Madagascar và Nam Phi. Những loại hoa lan nhiệt đới này chỉ có thể thích ứng với khí hậu ấm, phổ biến thiếu khả năng bị rét, nếu như không có thiết bị nhà kính, sẽ rất khó đến được vùng ôn đới để trồng trên mặt đất. Vì vậy mà không ít chuyên gia gọi họ hoa lan là “Hoa lan nhiệt đới“.

Lan tóc tiên Đà Lạt của Việt Nam

Phương pháp nhân giống hoa lan nhiệt đới: Phương pháp nhân giống hoa lan có gieo hạt, tách cây và cấy mô.

Phương pháp gieo hạt: Hoa lan nhiệt đới đại đa số có thể trồng bằng gieo hạt, tuy nhiên phải tiến hành trong điều kiên vô khuẩn, kỹ thuật phức tạp, thông thường chỉ có những đơn vị nghiên cứu chuyên ngành mới có thể tiến hành, hơn nữa thường chỉ ứng dụng khi gây giống.

Phương pháp tách cây: phương pháp này đơn giản và tỷ lệ sống cao, thông thường tiến hành trước khi ra chồi mới hoặc sau khi hoa tàn. Trước tiên đem hoa lan nhấc ra khỏi chậu, cố gắng không làm tổn thương đến hệ rễ , sau đó dùng dao sắc để tách, phần tách xuống cần có 4 củ giả hành trở lên, có như vậy mới hình thành được một cây độc lập. Khi tách cần cắt bằng miệng cắt, sau đó dùng tro hoặc bột Sunphur để đắp lên phòng bị thối, đem thân giả hành có chồi nhú trồng vào chậu, nếu không có chồi nhú thì dùng bùn hoặc mạt cưa phủ lên trên để giữ ẩm, đặt trên luống ươm ấm ẩm, đợi đến khi có chồi nhú lên thì trồng vào chậu, cũng có thể dùng đoạn thân không mọc các khóm cây con để giâm, đem chúng giâm vào trong than bùn, duy trì nhiệt độ cao, chỉ sau một thời gian ngắn là có thể ra rễ và mọc lá . Còn một số loài hoa lan nhiệt đới như chi Odontoglossum citrosum, lan Vũ nữ, lan Hồ điệp, có thể cắt hoa của nó thành đoạn dài 2 – 3cm, đặt phẳng trên rêu bùn than ấm, ẩm, cũng có thể ra rễ tạo thành cây mới.

Phương pháp cấy mô: Thường ứng dụng khi muốn tiến hành nhân giống nhanh, có thể dùng hạt, ngọn thân, phôi làm thực thể ngoài để tiến hành cấy mô.

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản