Cấu tạo thân của cây hoa lan

Căn cứ vào cấu trúc, họ lan được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm đa thân (Sympodial) và nhóm đơn thán (monopodial). Ngoài ra còn một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên nhưng gồm rất ít giống.

Nhóm đơn thân

Gồm các giống: Vanda, Phalaenopsis, Aerides, Rhynchostylis… Đây là nhóm gồm những cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao làm cây dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia làm hai nhóm phụ :

– Nhóm Sarcanthinae: Như các giống Vanda, Aerides, Phalaenopsis, Renanthera, Angraceum, Aerangis,… Ở nhóm này là được xếp thành 2 hàng đối nhau, lá trên 1 hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Ở một số giống như Phalaenopsis các đốt rất ngắn và các lá trở nên dày đặc. Ở một sô giống khác; các đốt tương đối xa nhau. Lá thường dài hơn rộng và xẻ nhiều dạng hay chia làm 3 thùy không cân đối ở đỉnh.

– Nhóm Campylocen trinae : Trong khi lá thường dẹp hay phẳng thì ở vài loài lan như Papilionanthe teres và tất cả các cây của giống Luisia lá có dạng giống thân.

Lan vanda thuộc nhóm lan đơn thân
Lan vanda thuộc nhóm lan đơn thân

Nhóm trung gian

Gồm các giống: Centropetatum, Phachypllum, Dichaea…

Nhóm đa thân


Phong lan Cattleya thuộc nhóm đa thân

Gồm các giống: Cattleya, Oncidium, Dendrobium, Cymbidium, Epidendrum… Đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục, mà có những chu kỳ nghỉ sau những mùa tăng trưởng. Nhóm này chia làm 2 nhánh phụ, căn cứ vào cách ra hoa :

– Nhóm ra hoa phía trên : Đáng kể gồm các giống Dendrobium, Cymbidium. Oncidium, Maxillaria, Lycaste Phaius, Bulbophyllum.

– Nhóm ra hoa ở đỉnh: Laelia, Cattleya (ngoại trừ 2 loài), Epidendrum (ngoại trừ 2 loài) đa số là của Pleurothallidinae và nhiều giống khác.

Đối với nhóm này thì giả hành rất biến động, có nhiều hoa giả hành ở dạng thân cây. Các loài của giống Dendrobium thường cho các giả hành mới trên ngọn giả hành cũ gọi là cây Keiki (off-shoot). Một đợt tăng trưởng mới bắt đầu khi các mắt phát triển. Cách ra hoa cũng thay đổi, vài loài hoa chỉ hình thành trên các giả hành mới (Cattleya, laelia…) các loài khác hoa được hình thành trên cả giả hành cũ như Dendrobium, một số Epidendrum, Spathoglottis.

Lan hoàng thảo - Dendrobium thuộc nhóm lan đa thân
Lan hoàng thảo - Dendrobium thuộc nhóm lan đa thân

Giả hành (thân giả)

Nhiều loại Lan sản sinh thân giả, dù không phải loại nào cũng thế. Những loại Lan nào sản sinh thân giả thì phát triển theo cách là những chồi mới phát triển từ những chồi trước đó hay từ những thân giỏ, tức là hằng năm thì có thân giả dọc theo thân rễ tiếp tục tăng thêm. Bằng cách này, cây tạo ra một chuỗi thân giả như một dây chuyền. Dây chuyền này có thể bị phân chia khi 2 hay 3 mầm mới bung ra từ thân giả sau cùng trong 1 năm. Đây là lý do cho thấy những khôi bự có thể hình thành qua nhiêu năm như thê nào.

Có một sự biến động rất lớn về giả hành của lan từ giống này sang giống khác và ngay trong cùng một giống. Giả hành của lan chỉ xuất hiện trên các loài lan thuộc nhóm đa thân. Giả hành là một bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Khác với thực vật có hoa khác, giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dường rất cần thiết cho sự phát triển giả hành mới, sau khi cây lan đã trổ hoa và nghỉ ngơi. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, vì thế nếu có biến cố thiếu nước xảy ra thì các loài thuộc nhóm đa thân duy trì sự sống lâu hơn nhóm đơn thân.

Thường thì giả hành có hình thoi đối với các loài thuộc giống Cattleya ví dụ như Cattleya labiata và các họ hàng của loài này. Các loài khác lại có hình trụ như Cattleya bicolor, Cattleya guttata. Có loại giả hành lại dẹp như Oncidium goldiana. Các giống khác lại có hình tháp như Cymbidium. Trong cả trăm loài khác nhau của Pleurothallidiae thì giả hành trong nhiều trường hợp bị thu bé lại đến độ khó nhận thấy, ở giống khổng lồ như Dendrobium và Epidendrum vừa có thân thật vừa có giả hành, ở loài Bulbophyllum minutissimum có giả hành rõ rệt nhưng chúng hiếm khi lớn hơn đầu đinh ghim, ngược lại giả hành của Grammatophyllum speciosum thì giả hành có thể có chiều dài lớn hơn 7,5m.

Những thân giả lạ kỳ nhất là loại có thân giả rỗng Schomburgkia tibicinis và Caularthon bicomuỉum, 2 loại có kẽ hở ở đế của những thân giả rỗng. Khó biết chắc tại sao những loại này lại tiến hóa vì chúng không có chức năng như là nơi tồn trữ thức ăn khi chúng hoàn toàn trống rỗng. Thường bị một loại kiến hung hãn xâm chiếm nên những thân giả này có thể có 2 công dụng: cung cấp nơi ở cho côn trùng, rồi đến lượt côn trùng này lại hỗ trợ cho Lan và giữ cho chúng khỏi bị những vật ký sinh hay côn trùng phá hoại.

Cattleya là loài lan có thân giả
Cattleya là loài lan có thân giả

Thân lan:

Thân lan chỉ có các loài đơn thân và một số loài của giống Dendrobium và Epidendrum vừa có giả hành, vừa có thân. Các loài lan có thân thường không có bộ phân dự trữ nước và các chất dinh dường nên ta phải bón phân cho chúng làm nhiều lần và nên tưới nước đều đặn.

Thân của lan cũng thường biến động rất lớn từ 10 -20 cm với các loài Ascocentrum miniatum, Aecides midtiflora và có thể 3 – 4 m như các loài Papilionanthe teres. Arachnis hoặc khổng lồ như Acampe, Vanilla…

Thân thường mang rễ và lá. Ở nhóm đơn thân rễ và lá thường mọc theo 2 chiều thẳng góc nhau. Phát hoa cũng xuất hiện trên thân từ các nách lá, phát hoa thường mọc song song với lá thẳng góc với rễ.

Lan hoàng thảo là giống vừa có giả hành vừa có thân
Lan hoàng thảo là giống vừa có giả hành vừa có thân

Lá lan:

Lá của họ lan thường có biến động cực đoan, từ những loài có lá như là của thân cây mập, ví dụ Cattleya, phalaenopsis… đến những loài có lá thật mỏng như Coelogyne, Oncidium goldiana. Có những loài lá có bản rộng giống như lá của họ Palmae như Phaius, spathoglottis, bìa lá có thể nguyên hoặc răng của Cattleyopsis, Broughtonia, một số loài của Oncidium. Lá có thể mọc đối xứng qua gân chính hay không. Đuôi lá có thể tròn, nhọn hay khuyết. Tuy nhiên, điểm chung nhất ở các loài lan là lá thường dài hơn, rộng gắn vào thân hoặc giả hành bởi một cuống lá dài hay ngắn.

Lá chứa diệp lục tố, làm cho cây quang hợp ánh nắng thành năng lượng. Một số Địa lan sống rất thọ mà vẫn không có lá, chỉ tạo ra tán lá trong một thời gian ngắn trong mùa phát triển. Một ít Lan, như loại Rhizantheỉìa là loại mọc dưới mặt đất lại không có phần nào màu lục, lệ thuộc hoàn toàn vào nâm li ti mà chúng lạo thành mối liên hệ cộng sinh. Những chất dinh dưỡng mà Lan cần đều do nấm cung cấp.

Một vài loại Lan lại có lông ở cả 2 bên tán lá. Mục đích gì thì chưa ai hiểu rõ, nhưng có thể là chúng bảo vệ tránh côn trùng làm hại hay là một thứ nước bảo vệ nằm trong tán lá, có thể rất bất lợi vào Loại Dendrobium senile có những đêm giá buốt.

Lá lan vừa có khả năng quang hợp vừa có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng
Lá lan vừa có khả năng quang hợp vừa có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng

Căn hành (thân – rễ):

Căn hành chỉ gặp ở lan đa thân, trừ một số ít bị thu nhỏ rất nhiều ở lan trung gian (pseudomonopodial). Căn hành thật sự là thân cấp 1 và từ đó có những thân cấp 2, chúng có thể dài ra và mang lá gọi là thân, hoặc tương đối bị thu ngắn và dày ra thành giả hành có nhiều dạng và kích thước khác nhau. Dạng căn hành biến động từ giống này sang giống khác và loài này sang loài khác, ở nhiều giống, đa số Masdevallia, nhiều Dendrobium, Oncidium, Brassia thì căn hành rút ngắn đến độ khó nhận thấy. Đa số các Cattleya, Lealia căn hành rõ rệt hơn. Còn các giống Bullophyllum, Coelogyne căn hành rất dài.

Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sông, chết hoặc hưu miên. Chính tại nơi giả hành tiếp xúc với căn hành có từ 1 đến 2 mắt. Mắt là nơi hình thành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây lan. Do đó căn hành là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng lan theo phương pháp chiết nhánh thông thường.

Rễ lan:

Ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Rễ đa số loài lan đều có hình, trụ, có nhánh bậc 1, bậc 2, bậc 3 hay không, và thường là rất dài. Ở đa số thành viên của Cypripedilinae và nhiều loài lan đất khác rễ còn mang lông rễ. Ở các loài đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá.

Rễ của Lan rất độc đáo trong thế giới loài cây. Rễ chúng dày và phần lớn lại trắng, nhưng lại không sản sinh tràn lan như ồ các cây khác. Rễ gồm một nhân nhỏ bên trong, một lớp bọc bên ngoài hút nước do những tế bào tạo thành lớp gọi là mạc (velamen) , mà các tế bào khi khô chỉ chứa không khí thôi. Lớp này, hút nước xuyên qua bề mặt của nó, gọi là màng bọc rễ hút nước màu trắng, và nó phát triển phía sau đầu chồi non. Mạc này chứa những sợi tấm mộc tổ cứng, mạc ấy, có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương đọng.

Đầu rễ của Lan rất dễ bị tổn thương và rất dễ gãy khi chúng ở ngoài chậu. Hầu hết rễ Lan thường phải nằm yên trong chậu, nhưng, theo bản chât thì hướng vào không khí nên thường mọc’tràn qua miệng chậu và tiếp tục phát triển thì có thể lơ lửng hay bám vào bất cứ bê mặt nào chúng chạm đến được.

Rễ không được kết cấu thường xuyên mà theo từng năm, nhú ra từ gốc một khoảng thời gian sau khi mọc chồi mới. Tương tự như thế, lá rụng sau 1 hay vài năm, do đó rễ chết tự nhiên và được thay thế bằng rễ từ chồi mới.

Rễ cực kỳ quan trọng đối với Lan. Nếu rễ bị chết do bị tưới nước quá nhiều thì phải chờ cho đến khi cây phát triển chồi mới thì mới có thể thay thế, như vậy là cây có thể tồn tại nhiều tháng mà không cần rễ và không thể hấp thu chất ẩm. Nếu có xảy ra như thế thì những thân giả sẽ héo và tán lá sẽ trở nên tê liệt cho đến khi rễ mới có khả năng bù lại nước đã bị mất; xịt nước đều đặn sẽ giúp làm giảm bớt mất nước.

Rễ lan

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản