Hoa lan nhiệt đới
Lan nhiệt đới không giống các loài thực vật khác, cây đều được cấu thành từ rễ, thân , lá, hoa, quả và hạt, cùng làm nhiệm vụ sinh trưởng phát triển ở từng giai đoạn.
Đặc trưng của lan nhiệt đới
Lan nhiệt đới trong phân loại thực vật học đều thuộc thực vật họ Lan (Orchidaceae), căn cứ vào hình thái sống có thể phân thành 2 loại là lan phụ sinh và lan địa sinh. Lan phụ sinh là chỉ các loại lan có rễ khí sống bám vào thân cây khô hoặc nham thạch để sinh trưởng, ví dụ như Cát Lan, lan Hồ điệp, Địa lan, lan Hoàng Thảo, Vân Lan. Chỉ loại lan trồng dưới đất có chứa nhiều chất hữu cơ, ví dụ như lan Hài, lan Hạc Đỉnh (Phainus)… Lan nhiệt đới không giống các loài thực vật khác, cây đều được cấu thành từ rễ, thân , lá, hoa, quả và hạt, cùng làm nhiệm vụ sinh trưởng phát triển ở từng giai đoạn.
Rễ của lan nhiệt đới:
Rễ của lan nhiệt đới, dù là rễ khí hay rễ dưới đất, cũng đều to mọng, thông thường có hình trụ tròn, hoặc hình tròn dẹt, lớp màu trắng bên ngoài là võ rễ, hấp thụ dinh dưỡng trong nước và không khí. Bộ phận có màu xanh lục nhọn ( lan phụ sinh ) hoặc bộ phận có màu nâu (lan địa sinh) là bộ phận đỉnh rễ, ngoài tác dụng hấp thụ ra, nó còn có chức năng kéo dài sự sinh trưởng và chế tạo thành phần dinh dưỡng. Đỉnh rễ cực kỳ mẫn cảm đối với môi trường bên ngoài, nếu tiếp xúc với phân bón, thuốc trừ sâu quá đậm đặc, đều rất dễ bị tổn thương. Lớp rễ mọng do tế bào chứa đầy nước có tác dụng hút nước và chức năng giữ nước, đồng thời có tác dụng bảo vệ và đề phòng khi khô hạn. Lớp trong cùng của rễ là trụ trung tâm, là tổ chức rất khỏe, có chức năng cố định thân cây.
Có nhiều tổ chức trong rễ cây lan nhiệt đới, trong rễ chứa một loại khuẩn sống cộng sinh, loại nấm lan này sau khi thâm nhập vào bên trong rễ dưới dạng sợi nấm, dần dần bị phân giải và tiêu hóa, thành phần dinh dưỡng bị tế bào của lan hấp thụ, cung cấp cho lan nhiệt đới sinh trường. Hiện tường nấm rễ cộng sinh này có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc hấp thụ dinh dưỡng của rễ khí khi lan phụ sinh, do rễ khí không hấp thụ được trực tiếp dinh dưỡng trong không khí, mà chỉ có thể dựa vào các nấm rễ cố định khí Ni tơ trong không khí, cung cấp cho cây sinh trưởng giống ở họ Đậu. Ngoài ra, hạt giống của thực vật họ Lan chỉ có phôi mà không cung cấp thành phần dinh dưỡng, phôi nhũ cho hạt nảy mầm, trong giới tự nhiên nếu không có nấm rễ này xâm nhập, cung cấp dinh dưỡng cho phôi thì cây lan nhỏ không thể sinh trường được.
Thân của lan nhiệt đới:
Về mặt hình thái học, thân của lan nhiệt đới có thể phân thành 2 loại lớn là đa thân và đơn thân. Lan nhiệt đới đa thân là chỉ sự trưởng thành của thân (thân chính ) của nó có hạn, sự sinh trưởng dài ra của nó dựa vào các nhánh mới, ( nhánh phụ ) được sinh ra liên tục hằng năm, ví dụ Cát Lan, Địa lan, Lan Hoàng Thảo… Lan nhiệt đới đơn thân là chỉ sự trưởng thành dài ra của thân chính ( trục chính ) của nó là do kết quả của sự sinh trưởng của ngọn, ví dụ Vân lan, lan Hồ điệp, lan Phượng Vỹ…
Thân của lan nhiệt đới giống như một cái cọc, có tác dụng đỡ phiến lá, hoa và vận chuyển nước, chất dinh dưỡng. Một số cây có thân phình to có chức năng dự trữ nước và chất dinh dưỡng được gọi là giả hành, ví dụ như Cát lan, lan Hoàng Thảo… Ngược lại, thân của Vân lan có thân dài và mang chất gỗ cứng, việc dự trữ nước và chất dinh dưỡng của nó đều phụ thuộc vào phiến lá to mập. Ngoài ra, thân của lan hồ điệp va lan Hài rất ngắn, dễ bị tổn thương do sự sơ ý của con người và do bệnh hại, qua ngày bị ảnh hưởng cây lại sinh trưởng và ra hoa bình thường. Vì vậy khi muốn gieo trồng cần chú ý bảo vệ, giữ cho thân cây không bị tổn thương.
Lá của lan nhiệt đới:
Lá của lan nhiệt đới căn cứ vào chủng loại khác nhau mà có sự khác nhau, ví dụ lá của Cát lan có hình oval, lá của lan Hồ Điệp có dạng trứng tròn rộng mọng nước… Thông thường những loại sinh trưởng dưới điều kiện có đủ ánh sáng thì phiến lá cứng và có màu vàng xanh. Đối với những loại sinh trưởng trong điều kiện râm mát, thiếu ánh sáng, có phiến lá rộng và mềm, màu sắc của lá có màu xanh thẫm. Vì vậy, chúng ta có thể căn cứ vào tính chất, hình dạng và màu sắc của phiến lá để phán đoán lượng ánh sáng mà cây lan nhiệt đới này cần, từ đó điều chỉnh độ ánh sáng sao cho thích hợp khi trồng, giúp cây sinh trưởng bình thường. Phiến lá của lan nhiệt đới do lớp biểu bì trên, phần thịt lá và lớp biểu bì dưới cấu thành, phần thịt lá của nó không giống với lá của các loại cây khác, có dạng lán và tổ chức chất xốp rõ ràng, được cấu thành do các tế bào có chứa diệp lục sắp xếp gần nhau. Có rất ít các kẽ hở của tế bào, biểu bì do các tế bào nhỏ không chứa diệp tố sắp xếp gần nhau tạo thành, mặt bên ngoài còn có một lớp sừng bảo vệ. Có một số loại có lớp biểu bì dày mập, mọng nước, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và ánh nắng gắt, đồng thời khả năng chịu được khô cũng rất tốt, màu sắc của lớp biểu bì dưới nhạt hơn so với lớp biểu bì trên, có màu xanh lục nhạt hoặc màu xanh vàng, phân bố nhiều lỗ khí, để điều tiết lượng nước bốc hơi và sự trao đổi oxy và khí CO2. Nhiều loại lan nhiệt đới, lỗ khí trên phiến lá đóng vào ban ngày, đến ban đêm mới mở ra, hít khí CO2 và nhả khí oxy, tiến hành quá trình thực vật chuyển hóa (Crassulacean acid metabolism – CAM), để tiết kiệm nước, đảm bảo yêu cầu khi thực hiện quang hợp ban ngày. Đối với loại lan nhiệt đới có quá trình CAM này, giống với thực vật thân mọng nước, có khả năng chịu khô khỏe, vẫn sinh trưởng bình thường trong điều kiện môi trường nắng gắt. Ví dụ loại Vân lan trông rộng rãi ở Lào, Campuchia để cắt lấy hoa, được trồng cả ngày dưới ánh nắng gắt để kích thích ra nhiều hoa và ra hoa đẹp.
Hoa của lan nhiệt đới có đặc điểm gì?
Hoa của lan nhiệt đới là trọng điểm của sự thưởng thức. Kích thước to nhỏ của bông hoa phụ thuộc vào từng loại, ví dụ Cát Lan, đường kính của bông hoa đơn lên đến 18cm. Trong khi đó lan Hỏa Hoàng (Ascocentrum miniatum) , kích thước bông hoa chỉ có 0.5cm. Về màu sắc của hoa, thì càng phong phú và đa dạng, chỉ trừ mỗi màu đen là không có, còn hầu như là có hết các màu sắc của thế giới tự nhiên, từ trắng tuyền, vàng, cam, đỏ son, hồng cho đến xanh lục, tím, xanh lam… đều có. Cấu tạo của hoa lan nhiệt đới giống với của các loài lan khác, mỗi bông hoa đều do các bộ phận dưới đây cấu thành:
Cánh hoa: thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng trong, 1 cặp của hai mặt đối xứng gọi là cánh hoa, nằm của phía dưới của trung tâm, hình dạng ngoài khác với cánh hoa ở hai mặt gọi là cánh môi. Hình dạng của cánh môi rất đa dạng, có loài giống dạng loa kèn , như cánh môi màu đỏ tím của lan Hạc đỉnh, có loài giống như thiếu nữ, quân tử, như cánh môi màu vàng của lan Vũ nữ, có loài giống quả đậu hoặc chiếc túi, như lan Hài. Cánh môi là bộ phận độc đáo chủ yếu của bông hoa lan, có muôn hình muôn vẻ, màu sắc phong phú diễm lệ, là cơ quan chủ yếu thu hút côn trùng đến truyền phấn.
Đài hoa: Đài hoa thông thường có hình dạng giống với cánh hoa và có màu sắc đẹp. Đặc biệt là một số loài hoa như Vân lan, lan Hài, đài hoa của nó còn phát triển và đẹp hơn cả cánh hoa, trở thành điểm ngắm trọng tâm. Đài hoa thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng ngoài, trong giai đoạn ra nụ, đài hoa ôm lấy cánh hoa có tác dụng bảo vệ cánh hoa. Bộ phận nằm ở phía trên được gọi là phiến đài trên, bộ phận nằm ở 2 bên gọi là phiến đài phụ.
Cuống nhụy: Hay còn gọi là cuống nhụy hợp, là 1 cơ quan sinh sản do nhụy đực và nhụy cái cùng kếp hợp cấu thành. Nó nằm ở vị trí trung tâm của hoa, phía trên cánh môi, do 1 nhụy đực, 1 đầu cuống, và 1 miệng nhụy cùng tổ hợp thành. Phần đỉnh của cuống nhụy là bao phấn , bên trong chứa miếng phấn hoa hình chữ “T” nằm ở giữa phần chính giữa của giá phấn. Ngoài ra, phía dưới của bao phấn có máng lõm, bên trong có rất nhiều dịch dính, dể dính lấy những phấn hoa mà côn trùng vô tình mang đến để thụ phấn.
Quả của lan nhiệt đới:
Quả lan nhiệt đới nếu xét về mặt thức vật học được gọi là quả sóc. Thông thường có hình dải dài hoặc hình trứng, ở trên đỉnh có nhiều cuống nhụy. Bề mặt ngoài của quả thường có các cạnh , bên trong có vô số các hạt nhỏ như hạt bụi, ví dụ Cát lan trong 1 quả có tới 1 triệu – 1,5 triệu hạt, thậm chí là một quả lan nhiệt đới thông thường cũng có tới 100 nghìn – 300 nghìn hạt. Khi quả chin sẽ tự nứt, các hạt nảy ra và bay theo gió. Trong điều kiện trồng thủ công, những hạt giống có thể tự nảy mầm là rất ít, chỉ những hạt giống không bị vi khuẩn trong ống nghiệm mới có thể mọc nên một số cây con nhất định.
Hạt của lan nhiệt đới:
Hạt của lan nhiệt đới nhỏ như hạt bụi, có chiều dài chỉ bằng 0.1 – 1mm, chiều rồng chỉ bằng 0.05 – 0.5mm, do 1 phôi màu vàng xanh hoặc màu vàng nâu, hình oval bọc quanh vỏ hạt được hình thành bởi 1- 2 lớp tế bào. Do phôi không chứa phôi nhũ, nếu không có nấm cộng sinh hoặc không được người trồng cung cấp chất nảy mầm thì không thể nảy mầm được. Vì vậy, khi quả nứt, hạt rụng xuống rất ít khi nảy được mầm, chỉ có một số những hạt bay theo gió bám vào võ cây hoặc kẽ đá, đồng thời lấy được dinh dưỡng từ nấm cộng sinh mới có thể nảy mầm và ra lá.
- Họ Lan
- Cấu tạo thân của cây hoa lan
- Giới thiệu về hoa lan
- Thực vật học về lan
- Đặc điểm sinh học của hoa lan
- Giới thiệu về hoa lan
- Cách đặt tên cho Lan rừng
- Cấu trúc hoa lan có gì đặc biệt
- Những tiêu chí xác định giá trị hoa lan
- Thân phong lan và những đặc điểm chung
- Một số loài lan nhiệt đới ở Việt Nam
- Lịch sử trồng hoa lan nhiệt đới