Lan Disa và cách trồng
Là địa lan thân thảo, với thân hình cầu, hình trứng hoặc hình ê-lip. Lá mọc hoặc là trên thân đang mang hoa hoặc là trên các chồi đã cằn.
Tên Việt: Chưa tìm thấy.
Tông: Diseae
Tông phụ: Disinae
Phân bố: Khoảng 160 loài ở miền nhiệt đới châu Phi và Đông Phi, với 1 loài ở Arabia và 4 loài ở Madagsacar và quần đảo Mascarene
Là địa lan thân thảo, với thân hình cầu, hình trứng hoặc hình ê-lip. Lá mọc hoặc là trên thân đang mang hoa hoặc là trên các chồi đã cằn. Vòi hoa không phân nhánh, có từ 1 đến nhiều hoa, hoa nổi bật. Các lá đài không theo quy ước, lá đài sau trông giống cái cựa, thường thì nó làm thành cái mũ chụp đầu, hai lá đài bên phẳng. Các cánh hoa nhỏ hơn, đôi khi có phân thùy, thường thì ẩn mình bên trong cái mũ chụp. Môi hoa có khi hình đai (strap), nhưng cũng có khi có xẻ thành tua sâu. Trụ hoa ngắn, nắp phấn hoa đứng thẳng, nằm ngang hoặc đối diện so với đầu nhụy nằm dưới nó. Khối phấn 2.
Sau khi phân tích ADN, một số loài trước kia được phân thành một giống riêng như Monadenia và Herschelianthe (cùng loài Herschelia) nay được đưa cả vào giống Disa.
CÁCH TRỒNG
Disa bao gồm nhiều cây rất đáng yêu, nhưng chỉ có một số loài thường được trồng là những loài luôn giữ được màu xanh có liên hệ đến loài Disa uniflora. Đây là những loài ưa trồng nơi mát, chúng có nhu cầu trồng ngoài trời nhưng không phải dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Chúng có nhu cầu được giữ ẩm quanh năm, dù vậy khi cây đang phát triển thì cần tăng cường tưới nước. Một số nhà trồng lan đã đặt ống tưới nhỏ giọt thẳng vào chậu lan. Các cây thuộc giống Disa có thể trồng thành công nếu như ta dùng rêu nước, có hoặc không có đá trân châu (loại đá ngậm nước), cùng với sỏi lấy từ sông để chúng thoát nước tốt. Chúng có thể hấp thụ tốt nhưng cũng không nên bón nhiều phân. Những loài lan lai từ Disa uniflora cũng trồng cùng cách như vậy.
Những cây phát triển mạnh vào mùa đông mang về từ khu vực mưa nhiều về mùa hè ở Nam Phi, như loài Disa sagittalis, có thể được trồng ở lòng chảo với các chất trồng sao cho thoát nước tốt. Khi tưới cần lưu ý đến chồi xanh mới xuất hiện. Sau khi đã ra hoa, cây sẽ chết, cần giữ khô cho đến khi thấy chồi mới hình thành, chỉ cần tưới nhỏ giọt để đề phòng chồi mới bị chết.
Những loài thuộc khu vực nhiệt đới và rụng lá theo mùa thì ít khi được trồng, một phần là do chúng khá khó trồng, một phần là cũng khó tìm thấy chúng. Những loài mà đã từng đưa vào giống Herschelianthe (thí dụ như Disa baueri) là những cây đẹp, với hoa màu xanh dương và cái môi có xẻ tua sâu. Những loài này có trồng ở Nam Phi nhưng ít thấy nơi nào thành công.
Disa Longicornu
Disa cardinalis
Disa graminifolia
Disa uniflora
- Địa lan Thanh Ngọc
- Địa lan Đại Thanh
- Địa Lan Cẩm Tố
- Địa lan Triều châu tố hà
- Địa lan Hoàng Vũ trồng và chăm sóc
- Địa lan Đại Hoàng
- Địa lan kiếm Tuyết Ngọc
- Lan Kiếm Vàng Cánh Bầu Hải Phòng
- Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang
- Cách trồng và chăm sóc lan Luân cỏ Eulophia
- Tại sao kiếm bị sần?
- Lan kiếm Vị Hoàng
- Phong lan Kiếm lá cứng Việt Nam và những điều cần biết
- Phân biệt hoa lan kiếm Hồng Hoàng với hoa Địa lan kiếm Trần Mộng
- Kinh nghiệm trồng địa lan bằng phân trấu ủ
- Phòng trừ sâu hại địa lan
- Bệnh hại trên cây địa lan
- Bệnh thối củ do vi khuẩn hại địa lan
- Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm
- Địa lan châu á: Các điều kiện phát triển được kiểm soát
- Địa lan châu Á
- Tưới nước và bón phân cho Địa lan châu á
- Những mẹo nhỏ trồng Địa Lan
- Địa lan rừng hình dạng như thế nào?
- Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á
- Địa lan rừng Việt Nam
- Các tiêu chí đánh giá một hoa địa lan kiếm đẹp
- Thanh lan - Cymbidium Cyperifolium
- Giới thiệu về Địa Lan Kiếm
- Cách trồng Địa lan đơn giản nhất
- Lan kiến cò râu - Habenaria medioflexa
- Cách trồng một số loại địa lan thân củ
- Lan chu đỉnh lông - Spathoglottis pubsences
- Cách trồng địa lan của các cụ ngày xưa
- Kỹ thuật trồng Địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan
- Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan
- Kỹ thuật nhân giống địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật Nhân giống và nuôi trồng địa lan Việt