Cách trồng và chăm sóc lan Luân cỏ Eulophia
Luân Cỏ là một loại địa lan được mọi người yêu thích bởi hoa đẹp, đa dạng màu sắc. Hơn thế nữa, loài lan này có thể sống ở bất cứ môi trường nào từ những nơi đầm lầy ẩm ướt, cho đến những nơi đồi núi khô cằn.
Lan Luân Cỏ – Tên gọi, nguồn gốc
Tên gọi: Loài lan này có tên khoa học là Eulophia graminea. Ở Việt Nam được gọi là Lan Luân hoặc Lan Luân Cỏ.
Nguồn gốc: Lan Luân là loại địa lan thuộc họ phong lan Orchidaceae, trong bộ phong lan Orchidales và thuộc lớp (nhóm) cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes. Lan Luân Cỏ phân bố nhiều ở các nơi như Sri Lanka, Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… ở Việt Nam phân bố hầu hết từ Bắc vào Nam và nhiều nhất ở Nam Trung Bộ.
Cách nhận biết Lan Luân Cỏ dễ dàng
Thân: lan Luân cỏ thuộc loài địa lan, có than là than củ thường nổi trên bề mặt đất có hình chóp, thuôn dẹp, màu xanh bóng và thường cao từ 8-10cm.
Rễ: Rễ lan luân tương đối tròn, mập mạp, đâm ra các nhánh từ thân củ bên dưới, dài khoảng 5-7cm.
Lá: Lá lan Luân thuôn dẹp dài khoảng 20-40cm, gân nổi rõ rệt và rộng khoảng 1cm, thuộc dạng lá cỏ đây là lý do mà tại sao loài lan này được gọi với cái tên là Lan Luân Cỏ. Khi loài lan này bắt đầu ra hoa lá sẽ bắt đầu rụng.
Hoa: Cụm hoa mọc lên từ các đốt trên củ giả nổi bên trên, có ngồng hoa màu xanh dài khoảng 40-50cm, trên mỗi ngồng sẽ có khoảng 15 hoa, mỗi củ lan sẽ cho khoảng 2 3 ngồng hoa. Hoa Lan Luân nhỏ thường có màu xanh nhạt, tím, vàng hay đỏ tùy loài, cánh môi thường màu trắng và có thêm các vạch nâu hoặc vàng, phần phụ dạng u lồi nhỏ. Hoa khá bền thường được khoảng 15-20
Cách trồng và chăm sóc Lan Luân Cỏ
Chuẩn bị giá thể: đất xốp, xơ dừa, 2 loại giá thể này sẽ trộn vào nhau để tạo độ xốp và cung cấp chất cho lan phát triển. Lan Luân là dạng thân củ vì vậy nên trồng vào chậu, các bạn có thể trồng chậu nhựa hoặc sứ, miễn là đảm bảo độ thoát nước cho lan.
Lựa chọn, xử lý giống lan: khi mua giống lan, nên để ý xem lan có bị sứt củ, thối hay đốm vàng
không, không cần quan tâm đến rễ, rễ lan thường sẽ bị cắt hết, khi trồng củ sẽ tự nứt và phát rễ ra bình thường. Đem lan rửa sạch, có thể ngâm qua với các thuốc phòng bệnh như Nano Ag, Benkona, Nano kito hay các thuốc trị nấm khuẩn khác, sau đó để ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.
Cách trồng: Cách trồng Lan Luân Cỏ cũng tương tự Lan Bầu Rượu, chúng ta nên lưu ý trồng loại lan này theo cách trồng nổi, nên xếp khóm già bên trong, mắt mầm non xoay ra ngoài để khi cây phát triển thì lan rộng khắp cả chậu.
Ánh sáng: Lan Luân Cỏ ưa ánh sáng trung bình, nếu sáng quá hay ánh sáng quá yếu cũng
làm ảnh hưởng đến sự ra hoa và phát triển của lan. Chính vì thế, khi trồng Lan Luân Cỏ, chúng ta nên để lan ở nơi có ánh sáng trung bình, những nơi có lưới che hay cửa sổ đều thích hợp cho sự phát triển của
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho loại địa lan này là khoảng 25-30 độ, là loại cây chống chịu hạn tốt nên cây có thể thích nghi được với mọi loại môi trường từ khô cạn đến vùng ẩm ướt.
Nước tưới: Tưới nước là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của loài lan này. Đối với những nơi có khí hậu khô hanh, chúng ta nên kiểm soát độ ẩm ở mức 40-60%, vào những ngày hè oi nóng thì nên duy trì độ ẩm cho cây từ 70-90% nên tưới lan khoảng 2 lần 1 ngày. Cần chú trọng thoát nước cho lan vào những ngày mưa để tránh bị ngập úng.
Bón phân: Thời điểm lan chuẩn bị ra hoa là lúc lan cần nhiều dưỡng chất nhất cần bón nhiều phân đặc biệt là nitơ và phân hữu cơ, nên bón cho lan khoảng 1 tháng 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh: Lan Luân Cỏ dễ mắc các bệnh như thối củ, nấm, đốm lá,… Vì thế việc phòng bệnh cho lan là rất cần thiết và quan trọng. Nên các thuốc trị nấm cho lan, thường xuyên cắt bỏ lá úa, thối để tránh vi sinh vật gây hại đến lan và có thể ảnh hưởng đến cả vườn lan bạn nhé.
Theo chamlan
- Địa lan Thanh Ngọc
- Địa lan Đại Thanh
- Địa Lan Cẩm Tố
- Địa lan Triều châu tố hà
- Địa lan Hoàng Vũ trồng và chăm sóc
- Địa lan Đại Hoàng
- Địa lan kiếm Tuyết Ngọc
- Lan Kiếm Vàng Cánh Bầu Hải Phòng
- Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang
- Tại sao kiếm bị sần?
- Lan kiếm Vị Hoàng
- Phong lan Kiếm lá cứng Việt Nam và những điều cần biết
- Phân biệt hoa lan kiếm Hồng Hoàng với hoa Địa lan kiếm Trần Mộng
- Kinh nghiệm trồng địa lan bằng phân trấu ủ
- Phòng trừ sâu hại địa lan
- Bệnh hại trên cây địa lan
- Bệnh thối củ do vi khuẩn hại địa lan
- Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm
- Địa lan châu á: Các điều kiện phát triển được kiểm soát
- Địa lan châu Á
- Tưới nước và bón phân cho Địa lan châu á
- Những mẹo nhỏ trồng Địa Lan
- Địa lan rừng hình dạng như thế nào?
- Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á
- Địa lan rừng Việt Nam
- Các tiêu chí đánh giá một hoa địa lan kiếm đẹp
- Thanh lan - Cymbidium Cyperifolium
- Giới thiệu về Địa Lan Kiếm
- Cách trồng Địa lan đơn giản nhất
- Lan kiến cò râu - Habenaria medioflexa
- Cách trồng một số loại địa lan thân củ
- Lan chu đỉnh lông - Spathoglottis pubsences
- Cách trồng địa lan của các cụ ngày xưa
- Kỹ thuật trồng Địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan
- Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan
- Kỹ thuật nhân giống địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật Nhân giống và nuôi trồng địa lan Việt
- Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn