Kinh nghiệm trồng địa lan bằng phân trấu ủ
Hôm nay xin chia sẻ cùng các bác một vài kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan bằng phân trấu ủ. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bác!
1. GIÁ THỂ TRỒNG
Giá thể trồng bao gồm: Phân trấu ủ + đất tốt (tốt nhất là đất phù sa, đất sú, đất ruộng khô nỏ) + xỉ than tổ ong đập nhỏ, đãi sạch + phân lân Lâm Thao + mùn rác + phân vi sinh + rắc vôi bột
Tất cả trộn nháo nhào vào với nhau, rải đều, phun thuốc diệt nấm, diệt khuẩn, nhào trộn lại, phun tiếp thuốc diệt nấm diệt khuẩn 1-2 lượt, phơi khô, đóng lại vào bao tải cất vào chỗ khô ráo thoáng mát để dùng dần.
2. DỤNG CỤ TRỒNG
- Chậu trồng cây thích hợp theo sở thích
- Ra chợ, cửa hàng nhựa mua lấy vài cái rổ nhựa Song long, loại nhỏ, đựng rau thơm....giá từ 1500đ - 3000đ/1 cái
- Cắt cái vành rổ đi cho dễ nhét vào đâu thì nhét
- Úp ngược cái rổ vào đáy chậu, sao cho từ đáy rổ đến đáy chậu cách nhau 5-10cm, mục đích tạo độ thoáng đáy và thoát nước
3. TRỒNG CÂY
- Xỉ than tổ ong đập nhỏ, đãi sạch vụn bụi (hoặc sỏi nhẹ, hoặc bất cứ cái gì dễ thoát nước kích cỡ nhỏ đều được), đổ 1 lớp vào chậu dày khoảng 3-5cm
- Cây cắt tỉa, vệ sinh sạch sẽ
- Đặt khóm cây vào chậu
- Một tay giữ khóm cây, một tay xúc giá thể đã trộn đổ vào xung quanh, lắc lắc vỗ vỗ vài nhát vào thành chậu cho giá thể chui gọn vào các rễ
- Đổ dần và lắc đều cho chặt chậu
- Chậu sau khi đã chặt giá thể
- Bẻ 1 ít viên đất sú nhỏ hoặc xỉ than tổ ong đã đãi sạch, rắc lên trên mặt 1 lớp để khi tưới không bị văng trấu ra ngoài, mất vệ sinh
- Và cuối cùng đã hoàn thiện
3. CHĂM SÓC
- sau khi trồng không được tưới trong vòng 1 tuần, để cây vào chỗ râm mát, hòa B1 (hoặc các loại chế phẩm kích thích ra rễ, ra mầm khác) pha loãng bằng 1/4 nồng độ hướng dẫn, phun sương cho cây hàng ngày
- Sau 1 tuần có thể tưới nhẹ nhàng cho cây bằng bình phun sương, tưới cho thấm giá thể, sau đó bỏ cây ra ngoài chăm sóc bình thường
- Cây trồng theo phương pháp này có ưu điểm rất nhẹ, thoát nước nhanh, bộ rễ phát triển cực tốt
Sưu tầm
- Địa lan Thanh Ngọc
- Địa lan Đại Thanh
- Địa Lan Cẩm Tố
- Địa lan Triều châu tố hà
- Địa lan Hoàng Vũ trồng và chăm sóc
- Địa lan Đại Hoàng
- Địa lan kiếm Tuyết Ngọc
- Lan Kiếm Vàng Cánh Bầu Hải Phòng
- Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang
- Cách trồng và chăm sóc lan Luân cỏ Eulophia
- Tại sao kiếm bị sần?
- Lan kiếm Vị Hoàng
- Phong lan Kiếm lá cứng Việt Nam và những điều cần biết
- Phân biệt hoa lan kiếm Hồng Hoàng với hoa Địa lan kiếm Trần Mộng
- Phòng trừ sâu hại địa lan
- Bệnh hại trên cây địa lan
- Bệnh thối củ do vi khuẩn hại địa lan
- Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm
- Địa lan châu á: Các điều kiện phát triển được kiểm soát
- Địa lan châu Á
- Tưới nước và bón phân cho Địa lan châu á
- Những mẹo nhỏ trồng Địa Lan
- Địa lan rừng hình dạng như thế nào?
- Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á
- Địa lan rừng Việt Nam
- Các tiêu chí đánh giá một hoa địa lan kiếm đẹp
- Thanh lan - Cymbidium Cyperifolium
- Giới thiệu về Địa Lan Kiếm
- Cách trồng Địa lan đơn giản nhất
- Lan kiến cò râu - Habenaria medioflexa
- Cách trồng một số loại địa lan thân củ
- Lan chu đỉnh lông - Spathoglottis pubsences
- Cách trồng địa lan của các cụ ngày xưa
- Kỹ thuật trồng Địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan
- Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan
- Kỹ thuật nhân giống địa lan - Cymbidium
- Kỹ thuật Nhân giống và nuôi trồng địa lan Việt
- Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn