Lan báo hỷ - Dendrobium secumdum
Lan Báo hỷ - Dendrobium secumdum là một loài thực vật thuộc chi Hoàng thảo - Dendrobium, họ Lan - Orchidaceae. Lan Báo hỷ là một loài phong lan có chiều cao khoảng 50-70cm, mọc thành cụm gồm nhiều thân giả (giả hành) qua nhiều năm.
1. Đặc điểm hình thái lan báo hỷ.
Lan Báo hỷ - Dendrobium secumdum là một loài thực vật thuộc chi Hoàng thảo - Dendrobium, họ Lan - Orchidaceae.
Hình thái: Lan Báo hỷ là một loài phong lan có chiều cao khoảng 50-70cm, mọc thành cụm gồm nhiều thân giả(giả hành) qua nhiều năm. Trên thân được phân thành nhiều đốt, mỗi đốt tồn tại một lá. Các thân non thường có lớp áo thân, do thìa lìa của lá để lại khi rụng, màu xanh, trắng. Thân già thường có màu xám tro hay xám. Khi cây thiếu nước hay ra hoa sẽ thấy rõ các khía ở trên thân.
Lá của lan báo hỷ là lá đơn mọc cách, so le trên giả hành, lá dài 10-14 cm, ngang rộng 3-5 cm. Lá có hệ gân song song, mép lá nguyên.Đầu lá chia mũi làm 2 phần một bên lớn và một bên nhỏ.
Cành hoa lan báo hỷ dài từ 10-13 cm mọc ở gần ngọn cây mọc từ năm trước đã trụi lá. Hoa tự bông, mọc ở nách lá.Hoa gồm 5 cánh tràng và một môi lớn tạo thành họng sâu chứa mật hoa.
Hoa nhỏ 1.25 cm, có khoảng 50 bông mọc trên một cuống chung, không nở bung ra nhưng có hương thơm. Hoa nở vào đầu mùa Xuân cho đến cuối mùa hè.
2. Nguồn gốc, phân bố và điều kiện sinh thái khí hậu của lan báo hỷ
Nguồn gốc: Loài lan báo hỷ phân bố ở các nước nhiệt đới như: Việt Nam, Mianma, Campuchia...
Tại nước ta loài báo hỷ sống chủ yếu ở khu vực phía Nam, tập trung ở Phan Rang, Đaklak, Lang Bian...
Điều kiện sinh thái khí hậu lan báo hỷ: Bản thể tự nhiên của loài Báo hỷ được tìm thấy tại các khu rừng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao, có 2 mùa mưa-khô rõ rệt.
Giá trị của báo hỷ đang nghiên cứu: lan được sử dụng chủ yếu để trang trí.
3. Lan báo hỷ - quy trình thuần hóa
Kỹ thuật xử lý lan báo hỷ từ rừng: Lan phải được rỡ ra sạp để cho cây khô thoáng, tiếp theo thực hiện cắt tỉa vệ sinh các phần rễ khô hỏng chỉ để lại khoảng 1-2cm ở gốc, loại bỏ lá vàng, thân khô, các bộ phân bị nấm bệnh. Sau đó treo ngược trong 5 ngày tiếp theo để cho cây lành các vết thương. Cuối cùng ta thực hiện ngâm hỗn hợp thuốc đa chức năng cho cây trong 5 phút, vớt ra và treo ngược trong 1 ngày.
Trồng và chăm sóc lan báo hỷ: Cây lan sau khi được xử lý xong, được thực hiện trồng vào chậu chất trồng sao cho lượng chất trồng không vượt quá 1/4 chiều cao của chậu, đặt hoa lan ngay ngắn trên bề mặt của chất trồng, sau đó lồng quang vào chậu buộc định vị cố định cây lan cho trắc chắn, phần gốc phải cố định ít bị lay chuyển, để tạo điều kiện tốt nhất cho rễ ra có thể bám ngay vào chất trồng.
Sau khi thực hiện trồng xong, ta chăm sóc báo hỷ theo chế độ sau:
Chế độ tưới nước: Ta thực hiện tưới 3 ngày một lần, tưới với lượng tưới là 5 lít nước trên 12 chậu , thao tác tưới được chia thành các lần tưới với lượng tưới nhỏ, lặp đi lặp lại, tưới chậm, thời gian tưới ít nhất 5 phút, việc tưới chậm và lặp đi lặp lại giúp cho nước ngấm kỹ vào chất trồng.
Chế độ bón phân: Do trong thời kỳ từ tháng 4-10 hàng năm, là thời kỳ hoa lan đẻ nhánh và sinh trưởng rất mạnh, nên thời kỳ này cần được chăm sóc với hệ dinh dưỡng cao đạm để cho cây phát triển nhanh, mạnh, khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ra hoa.
Từ tháng 4-10/2014 bón hỗn hợp phân bón hòa tan với công thức như sau: (0.1-0.3g NPK 30-10-10 +2ml B1 + 0.1-0.3g N3M)/ 2.5lit nước sạch. Phun ướt đẫm toàn bộ cây, lá(cả mặt trên và dưới) vào 8h sáng, định kỳ 7 ngày/ lần.
Chế độ phòng bệnh: Do môi trường thường xuyên có nhiều loại bệnh, sâu hại cây hoa lan nên ta thường xuyên tổ chức phun phòng dịch và chữa bệnh kịp thời cho cây để đảm bảo không ảnh hưởng tới số liệu thu thập.
Định kỳ 15 ngày/lần phun hỗn hợp thuốc.Antracol + Aliette + Ridomil gold + Regan/(liều dùng theo hướng dẫn trên bao bỳ thuốc)
Trong đó:
Antracol là thuốc phòng dịch tổng hợp cho lan.
Aliette là thuốc kháng khuẩn chống thối cho lan.
Ridomil gold là thuốc phòng nấm cho lan.
Regan là thuốc sâu, tiêu diệt côn trùng(kiến đen, sâu róm, bọ sít non).
Điều kiện ra hoa của báo hỷ:
Chúng ta không tưới nước trong thời gian từ tháng 10-03 năm sau vì đây là thời gian nghỉ của cây, cũng giống như Phi điệp tím - giả hạc, trầm tím hay hoàng thảo thái binh, khi ta đảm bảo được việc chăm sóc cây như trên thì cây sẽ ra hoa.
- Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già
- Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà
- Những quy tắc chăm sóc cho dendro
- Cách nhân giống các loại lan hoàng thảo
- Hoàng thảo Thái Bình - Dendrobium moschatum
- Lan hoàng thảo bù đăng - Dendrobium infundibulum
- Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium
- Lan Hoàng thảo đỏ - Dendrobium concinnum
- Phân Biệt Các Loài Lan Thủy Tiên - Kiều hiện có ở Việt Nam
- Cách trồng và chăm sóc dòng lan rừng Denbrobium
- Phân loại lan Dendro nắng theo cấp độ
- Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp
- Hướng dẫn trồng lan Dendrobium Thái
- Phân loại các giống lan Dendrobium
- Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?
- Những bệnh thường gặp trên lan dendro
- Các giống lan hoàng thảo và cách trồng
- Tên các loài hoàng thảo Việt Nam
- Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
- Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Dendro cấy mô
- Các nhóm lan Dendrobium thường gặp
- Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium
- Lan Dendrobium
- Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium
- Hoàng thảo lông trắng - Dendrobium senile
- Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum
- Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội
- Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium anosmum
- Lan Hoàng thảo vẩy Rồng - Dendrobium lindleyi
- Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum
- Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum
- Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum
- Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri
- Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
- Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe
- Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum
- Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii
- Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
- Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii