Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum
Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh. Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc. Cụm hoa 2 hoa ở đốt già. Hoa lớn, đường kính 5cm cánh hoa màu trắng ngà có đỉnh màu hồng hay đỏ. Cánh môi gần tròn có 3 thùy, mép có sợi màu hồng, gốc có 2 đốm màu cam.
Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo tam bảo sắc
Tên Latin: Dendrobium devonianum
ĐỒng danh: Dendrobium devonianum Paxt. 1840.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 30 - 35 cm, hình trụ, dầy 0,4 - 0,5 cm, lóng dài 2,5 - 3 cm. Lá hình mác rộng, đỉnh nhọn, dài 5 - 7 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Cụm hoa bên, 1 - 4 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài 0,4 - 0,5 cm. Hoa có đường kính 3 - 6,4 cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 1,5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 2 - 2,2 cm, rộng 0,7 - 0,8 cm. Cằm dài khoảng 0,5 cm. Cánh hoa hình bầu dục, dài 2,8 - 3 cm, rộng 1,2 - 1,4 cm, đỉnh nhọn, mép có lông dài. Môi hình gần tròn, dài 2,4 - 2,6 cm, màu trắng hoặc vàng lục nhạt với đỉnh màu tía, ở giữa có 2 đốm lớn màu vàng; môi hình gần tròn, đỉnh nhọn, mép có diềm tua dài phân nhánh, bề mặt phủ lông. Lá đài, cánh hoa màu trắng có đỉnh màu tía. Cột màu trắng, cao khoảng 0,4 cm; tuyến mật hình tròn; răng cột tròn ở đỉnh. Nắp hình mũ, phủ nhú mịn ở mặt bên.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4 - 7. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 600 - 1600 m.
Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Sapa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu), Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thế giới: Ấn Độ, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.
Giá trị: Dùng chữa sốt cao, thương tổn bên trong cơ thể, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bị bệnh. Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng ngà với chót hường hay tía, môi rìa đẹp chót hường có 2 bớt màu vàng gần gốc.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để bán, chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
Phân hạng: EN A1d, B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 430.
Thông tin khác
Tên gọi: Lan hoàng thảo tam bảo sắc, Ý thảo ba màu, Hoàng thảo mỹ dung
Mô tả:
Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh. Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc. Cụm hoa 2 hoa ở đốt già. Hoa lớn, đường kính 5cm cánh hoa màu trắng ngà có đỉnh màu hồng hay đỏ. Cánh môi gần tròn có 3 thùy, mép có sợi màu hồng, gốc có 2 đốm màu cam.
Thân thòng, Hoa màu trắng, hơi hồng, rìa cánh hoa và môi có nhiều tua ria, chốp cánh và chốp môi màu tím, trong họng môi có 02 vết màu vàng, gốc đáy môi có màu tím. Hoa nở vào khoảng tháng 2-3.
Sưu tầm
Phân bố:
Cây mọc chủ yếu ở vùng núi cao: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), Gia Lai, Kontum...và loài này còn phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc...
Cách trồng:
Hoa lan tam bảo sắc sống khá dễ, cần giữ nhưng thoáng gốc, tránh nước nhiều.
Tên tiếng việt: Hoàng Thảo Phương Dung, thạch hộc môi răng, Tam bảo sắc
Tên Khoa học: Dendrobium devonianum
Họ: Orchidaceae
Chi: Dendrobium
Mô Tả: Phong lan, thân mảnh buông rũ dài 60-80 cm. Hoa to 7-8 cm, mọc ở các đốt gần ngọn cây đã trụi lá, thơm và lâu tàn, nở vào cuối Đông và mùa Xuân.
Phân Bố: Thực vật được tìm thấy đang phát triển trong rừng ở dãy Himalaya Trung Quốc, Assam, dãy núi phía đông Hy Mã Lạp Sơn, Bhutan, Myanamar, Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam ở độ cao 500 đến 2000 mét. Ở Việt Nam được tìm thấy ở : Lai Châu, Sơn La, Tây Nguyên.
Chăm Sóc: Cây mọc ở nhiệt độ ấm áp với lượng ánh sáng trung bình. Giữ cây ẩm ướt và bón phân trong suốt mùa mọc. Trong mùa đông giảm tưới nước cho đến khi những chồi mới xuất hiện.
Sưu tầm
- Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già
- Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà
- Những quy tắc chăm sóc cho dendro
- Cách nhân giống các loại lan hoàng thảo
- Hoàng thảo Thái Bình - Dendrobium moschatum
- Lan hoàng thảo bù đăng - Dendrobium infundibulum
- Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium
- Lan Hoàng thảo đỏ - Dendrobium concinnum
- Phân Biệt Các Loài Lan Thủy Tiên - Kiều hiện có ở Việt Nam
- Cách trồng và chăm sóc dòng lan rừng Denbrobium
- Phân loại lan Dendro nắng theo cấp độ
- Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp
- Hướng dẫn trồng lan Dendrobium Thái
- Phân loại các giống lan Dendrobium
- Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?
- Những bệnh thường gặp trên lan dendro
- Các giống lan hoàng thảo và cách trồng
- Tên các loài hoàng thảo Việt Nam
- Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
- Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Dendro cấy mô
- Các nhóm lan Dendrobium thường gặp
- Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium
- Lan Dendrobium
- Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium
- Hoàng thảo lông trắng - Dendrobium senile
- Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum
- Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội
- Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium anosmum
- Lan Hoàng thảo vẩy Rồng - Dendrobium lindleyi
- Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum
- Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum
- Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri
- Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
- Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe
- Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum
- Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii
- Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
- Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii
- Giả hạc thân ngắn - Dendrobium parishii