Hoa lan có hình mặt khỉ Dracula Simia
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú hoặc sợ sệt khi nhìn thấy giống phong lan kỳ lạ và có hình dáng giống mặt khỉ này ở trong rừng.
Tên khoa học của loài hoa này gồm hai phần: Dracula nghĩa là “ma cà rồng”, bởi những loài lan thuộc chi này đều có hoa trông rất kỳ dị, dễ khiến người ta liên tưởng tới quỷ hút máu với chiếc nanh sắc nhọn Dracula. Simia có nghĩa là “khỉ” trong tiếng Latin.
Loài phong lan này được nhà thực vật học Luer đặt tên vào năm 1978.
Chúng thường sinh sống ở những khu rừng rậm nhiệt đới có độ cao từ 1.000m-2.000m ở các nước Trung và Nam Mỹ như Peru, Colombia và Ecuador nên rất ít người được tận mắt chứng kiến hình dáng kỳ lạ của nó.
Hiện tại có khoảng 120 loàn trong chi Dracula đã được phát hiện, hầu hết trong số đó được tìm thấy tại Ecuador.
Những bông hoa lan Mặt khỉ không nở vào mùa nào nhất định, chúng chỉ cần những nơi có khí hậu ẩm ướt để khoe sắc rực rỡ. Vì vậy, có thể nói rằng giống hoa Dracula simia nở quanh năm, vào bất kỳ thời điểm nào thích hợp.
Nhiều người nói rằng lan Mặt khỉ có mùi hương rất hấp dẫn như mùi cam chín.
Lan Mặt khỉ khó sống trong môi trường kín và không gian hẹp bởi vậy, nếu muốn trồng loại cây này thì nên tìm không gian thoáng đãng để chúng phát triển tốt nhất. Những người sở hữu loài lan này phải cực kỳ kiên nhẫn và tận tâm, đồng thời có hiểu biết về điều kiện sinh tồn của chúng.
Giống lan này rất hiếm do chưa thể ươm được giống nên giá thành của chúng không hề rẻ một chút nào. Nhiều người đã từng mang mẫu lan Mặt khỉ về trồng nhưng tỉ lệ thành công là không cao.
Khi lần đầu nhìn thấy, giới khoa học không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những bông hoa có khuôn mặt của loài động vật linh trưởng, thậm chí chúng cũng có những biểu hiện cảm xúc buồn, vui như con người.
Cách đây vài năm, khi những hình ảnh đầu tiên của loài lan Mặt khỉ xuất hiện trên internet, nhiều người nghi ngờ rằng đây chỉ là hình ảnh đã qua chỉnh sửa bằng photoshop.
Theo Ngày nay
- Dracula, Lan Mặt Quỷ
- Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn
- Lan đất hoa đầu - Cephalantheropsis longipes
- Dực giác lá hình máng - Pteroceras semiteretifolium
- Cầu diệp Tixieri - Bulbophyllum Tixieri
- Cầu Diệp Evrard - Bulbophyllum evrardii
- Cách trồng và chăm sóc lan hải yến
- Kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm
- Lan rừng miền Nam Việt Nam
- Những nét đặc trưng của lan rừng Việt Nam
- Phong lan ma – loài phong lan hiếm nhất thế giới
- Cách trồng lan Psychopsiella và Psychopsis – Lan bướm
- Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan Octomeria
- Bromheadia - Lan đầm lầy
- Brachypeza laotica - Lan môi sừng Lào
- Brachycorythis - Lan Đoản Móng
- Biermannia - Lan Bạch Manh
- Bidoupia Aver 2010
- Armodorum siamense
- Appendicula - Lan chân rết
- Apostasia - Cổ Lan, Giả Lan
- Aphyllorchis - Âm lan
- Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus
- Lan Kim tuyến không cựa - Anoectochilus acalcaratus
- Anoectochilus
- Lan Bạc diệp tối - Ania viridifusca
- Hỏa hoàng - Ascocentrum garayi
- Hoàng yến trắng - Ascocentrum pusillum
- Adenoncos vesiculosa Carr
- Abdominea minimiflora
- Cách trồng lan Phượng Vỹ - Huyết nhung trơn
- Kỹ thuật trồng lan đuôi chồn Rhynchostylis retusa
- Lan môi dài ba răng - Macropodanthus alatus
- Lan cô lý bắc - Chrysoglossum assamicum
- Lan bắp ngô tím - Acampe joiceyna
- Lan đại bao trung - Sunipia annamensis
- Lan đại bao hoa đen - Sunipia nigricans
- Lan Hàm Lân tù - Gastrochilus obliquus
- Cửu Bảo Tiên - Aerides lawrenceae