Cầu diệp Tixieri - Bulbophyllum Tixieri

Lan phụ sinh trên cây gỗ, mọc thành chuỗi; có thân rễ đường kính 3 - 4 mm, từ đó mọc lên các chồi phình thành bọng hình trứng thuôn, dài 11 - 12 mm, đường kính khoảng 10 mm, mang 1 lá duy nhất ở đỉnh.

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ, mọc thành chuỗi; có thân rễ đường kính 3 - 4 mm, từ đó mọc lên các chồi phình thành bọng hình trứng thuôn, dài 11 - 12 mm, đường kính khoảng 10 mm, mang 1 lá duy nhất ở đỉnh. Lá hình bầu dục thuôn, dài 50 - 60 mm, rộng 7 - 8 mm, đỉnh chia 2 thuỳ lệch, gốc thót dần thành cuống dài 4 - 5 mm, trên mặt có nhiều chấm màu nâu. Cụm hoa mọc lên từ gốc bọng, cuống cụm dài 45 - 50 mm. Lá bắc dài gần 2 mm. Hoa 3 - 4 chiếc, nhỏ, màu vàng tươi; cuống và bầu dài 14 - 17 mm. Lá đài hình tam giác, dài 5 - 6 mm, có 3 gân dọc. Cánh hoa hình bầu dục, dài khoảng 2,6 mm, rộng 1,4 mm, có 3 gân dọc. Môi hình lưỡi, dài 3,3 mm, hơi cong. Cột có răng hình tam giác.

Cầu diệp Tixieri - Bulbophyllum Tixieri

Sinh học và sinh thái: Tái sinh bằng chồi và hạt. Bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1300 - 1900 m.

Phân bố: Trong nước: Kontum (Đắk Glei), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp).

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị: Loài đặc hữu và nguồn gen quý của Việt Nam.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 415.

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản