Lan gấm đất
Đa số các cây lan được trồng và được giới chơi hoa sưu tập là do ở hương sắc của những bông hoa tuyệt đẹp, nhưng đặc biệt là còn có một nhóm lan được trồng, nhất là tại Nhật và Nam Hàn do có lá mềm mại với những vân, sọc nhiều màu sắc. Tại Hoa Kỳ, nhóm lan này được gọi chung là Jewel Orchid, còn ở Việt Nam với tên gọi lan Gấm đất.
Jewel Orchid không phải là tên thực vật nhưng là tên của Nhà vườn dùng gọi chung cho..bất kỳ loài lan nào trồng trang tri do lá đẹp, màu sáng có nhiều sọc trên lá (variegated), gân lá nổi rõ với màu khá xậm.: Nhóm Jewel Orchid hiện có 4 loài chính gồm:
Anoectochilus, Goodyera, Ludisia, Macodes
Ba loài đầu sẽ được trình bày trong bài do có một số dược tính đáng chú ý. Riêng Macodes xin chỉ tóm lược: Chi Macodes gồm khoảng 7 loài, tập trung tại Malaysia, ít phổ biến trên thị trường do khó trồng. Đặc điểm là lá màu xanh xậm, pha trộn với những khoang xanh nhạt và gân lá màu trắng. Macodes petola là cây thông dụng nhất trong nhóm, được bán tại một vài nhà cung cấp lan sưu tập ở Hoa Kỳ.
Macodes petola: Tên Việt Nam Lan gấm, lan lá gấm cũng là một tên ‘chung’ đưa đến nhiều ngộ nhận, khó phân biệt rõ rệt các loài về phương diện thực vật và dược tính nhất là vào những năm đầu thập niên 2010 đã xẩy ra một phong trào đi nhổ lan gấm để bán cho các tay buôn từ Tàu sang thu mua. Theo báo chí Việt Nam thì lan lá gấm bán cho Tàu còn được gọi là ‘Cây kim cương’.
Lusidia discolor: Ông Bùi Xuân Đáng ghi lại :’ Lusidia discolor=Lan lá gấm..Tại quê nhà cây lan này mọc khắp nơi từ Bắc, Trung, Nam. Khi bọn thương lái Trung quốc sang vơ vét những cây Anoectochilus setaceus về làm thuốc chữa bệnh về phổi và thận, thì cây Ludisia discolor cũng bị thu mua..hết sạch..’
1. Goodyera
Lan Gấm đất Goodyera là một chi lan nhỏ, gồm khoảng trên 40 loài, phân bố tại nhiều vùng trên thế giơi, nhất là tại Đông Nam Á Vùng Tây Bán cầu, theo Flora of North America, có 16 loài, thường được gọi chung là Rattlesnake-plantain, lattice-leaf, goodyérie. Tại Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Bùi xuân Đáng trong Lan rừng Việt Nam A-Z có 9 loài. Sách Tra cứu Tên cây cỏ Việt Nam của GS Võ văn Chi ghi nhận 5 loài. Trung Hoa, theo Flora of China có 29 loài..
Lan lá gấm được GS Phạm Hoàng Hộ gọi là ‘Hảo lan’, không phải là một loài lan cho hoa đẹp để trưng bày, nhưng lại là một loài lan được nghiên cứu nhiều về sự liên hệ cọng sinh giữa lan và nấm. Ngoài ra Goodyera còn là một nguồn dược liệu đáng chú ý.
Tên Goodyera được đặt để kỷ niệm John Goodyer (1592-1664) một nhà thực vật và sưu tập cây cỏ người Anh.
Mô tả chung: Lan đất, rễ chùm dài mọc bò, có thể có nhiều nốt với rễ sợi ngay tại nốt. Chồi thân mọc thẳng vươn cao, cỏ thể dài hay ngắn tùy loài, mang lá từ gốc đến giữa thân, cách khoảng xa nhau. Lá màu từ xanh nhạt đến xanh xậm, có loài màu đen nhạt, gân giữa trắng hay hồng nhạt, gân lá dạng màng nhện, lá có thể thuôn hoặc hình trứng, hơi mọng nước. Cụm hoa hẹp, mang hoa dày đặc..
Lan Gooderya gồm khoảng 100 loài phân bố rộng tại nhiều nơi trên thế giới như Nam Phi châu, Á châu, Đông-Bắc Úc, Âu châu, Madagascar, Bắc Mỹ và vùng hải đảo Thái bình dương..
Goodyera tại Hoa Kỳ: Tại Hoa Ky, cả hai vùng Đông và Tây đều có những loài Gooderya đáng chú ý Các Tiểu bang ven biển phía Tây (Washington, Oregon, California) có Gooderya oblongifolia.
Tên thường gọi: Menzie’s Rattlesnake Plantain, Giant rattle snake orchid. (Menzie là tên một nhà khẩn hoang khai phá các vùng đất mới tại Tiểu bang Washington; tên plantain do hình dạng cây giống cây major plantain (mã đề) và tên rattlesnake do các mạng trên lá hình giống da rắn và do những cư dân khai hoang đã dùng cây để trị những vết thương do rắn chuông cắn)
Cây lưu niên, có rễ chùm ngắn, bò và rễ sợi. Chồi cao từ 20-45 cm, cứng có lông. Lá dài 3-10 cm, màu lục xậm, có vệt trắng ở giữa, chia thành mạng như mạng lưới. Hoa màu trắng -xanh nhạt mọc theo hàng xoắn ở một bên của cần hoa. Cây mọc tại những khu vực đất mùn, ẩm, dưới bóng thông, cần cộng sinh với nấm đặc thù nơi môi trường chúng mọc.
Vùng phân bố: dọc ven Thái bình dương từ Nam Alaska xuống đến Bắc California và về phía Đông đến khu Sierra Nevada. Các Tiểu bang ven biển phía Đông (Từ Florida lên đến Canada) có Gooderya pubescens
Cây mọc rất chậm, chồi mọc bò và chia nhánh tụ thành từng đám. Lá mọc gần sát đất và sắp xếp như theo một vòng tròn (rosette). Lá hình trứng thuôn (oval) dài từ 3-6 cm. Làn gân giữa lá màu trắng với một mạng gân nhỏ tỏa ra từ gân chính giống như da rắn. Toàn cây có phủ lông mịn (downy), nhất là trên chồi hoa. Hoa nở vào cuối Hè, màu trắng, mọc dày đặc trên một chồi hình trụ cao 12-40 cm.
Cây phân bố dọc ven biển miền Đông HK và Canada từ Ontario, Quebec xuống Oklahoma, Arkansas đến tận Florida. Cây được xếp vào loài gặp nguy cơ bị tận diệt tại Florida, thường chỉ được bán tại các nhà vườn do trồng và nhân giống
Thổ dân dùng cây để trị rắn cắn, phỏng và đau nhức xương
Goodyrea tại Việt Nam:
Trong ‘Lan rừng VN: A-Z’, nhà nghiên cứu Bùi xuân Đáng mô tả sơ lược 9 loài trong đó có những loài chưa được đặt tên Việt. Vài loài đáng chú ý về phương diện dược học như:
Goodyera procera: Lan gấm đất cao (Trần Hợp)
Trung hoa: Gao ban ye lan (Cao ban diệp lan)
"Địa lan, lá 5-7 chiếc dài 9-10 cm. Chùm hoa ở ngọn, cao 40-50 cm. Hoa 40-50 chiếc, nhỏ 2-3 mm, không mở rộng, nở vào đầu mùa xuân. Mọc khắp Việt Nam" (Mô tả của BX Đáng)
GS Võ văn Chi trong ‘Từ điển Cây thuốc Việt Nam" ghi:
"Điạ lan, cao đến 50 cm, mang lá từ gốc lên đến giữa thân. Lá có phiến thon nhọn, dài 10-15 cm. Cụm hoa gần như dạng bông hẹp, mang hoa xếp dày đặc, dài 2-4 cm; lá đài giữa dính với cánh hoa làm thành mũ, môi dài 2 mm, gốc có u gần như 3 thùy, có lông mặt trong, bầu gần như không lông, dài 4-5 mm"
Loài phân bố rộng từ SriLanka, Ấn độ, Myanmar, Thái, Tàu, Nhật, Phi, Indonesia và Đông dương..
Flora of China mô tả kỹ lưỡng hơn, có thêm những chi tiết về cánh đài, cánh hoa.. như hoa có mùi thơm, nhỏ màu trắng có ánh xanh, cỡ 3-5 cm..
Dược học cổ truyền Tàu dùng toàn cây làm thuốc và vị thuốc được xem là có vị ngọt/nhạt, tính bình, có tác dụng ‘khu phong, trấn kinh’, trừ ho, chặn suyển, lợi tiểu trừ thũng. Tại Trung hoa được dùng để trị sưng khí quản, suyễn; trị đau lưng, phong thấp.
Goodyera schlechtendaliana: Gấm đất Nhật
Các tên tương đương: G. labiata, G. japonica
"Địa lan hay thạch lan nhỏ, lá 7-8 chiếc xanh bóng. Chùm hoa cao 10-20 cm, hoa 5-10 chiếc đầy lông, nở vào mùa Hè-Thu. Mọc tại Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Lâm Đồng.." (Theo BX Đáng)
Lá, mọc quanh chồi theo một vòng (quay) đường kính 4-6 cm màu xanh đậm với những gân trắng đa dạng không theo một kiểu mẫu cố định. Lá có kích thước 2-5 cm x 1-3 cm. Hoa nhỏ màu trắng có ánh hồng
Liên hệ Goodyera và Nấm:
Cùng với lan Gastrodia, lan Goodyera cần phải sống cọng sinh với những loài nấm riêng chỉ có tại môi trường nơi lan mọc. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ về hoạt động tương trợ giữa lan Goodyera pubescens và nấm Tulasnella ghi nhận không giống như các trường hợp cộng sinh giữa nấm và cây cỏ bình thường (hai bên đều có lợi ), trong sự cộng sinh giữa lan và nấm chỉ có lan được hưởng những lợi điểm cần thiết cho sự phát triển của cây mầm. Trong giai đoạn phôi-mầm, G. pubescens cần sự trợ giúp của nấm để có những dưỡng chất cần thiết và cây ‘dính riêng’ với một loài nấm ‘chuyên biệt’ : sự kiện này khiến cây không thể sống được khi thay đổi môi sinh..Tuy nhiên khi có sự thay đổi lớn về thời tiết như hạn hán kéo dài, lan có khả năng thay đổi để thích ứng bằng ‘chọn’ một loài nấm tương cận khác..sự thay đổi này rất giới hạn, lan phát triển kém đi và trở thành rất yếu, phải mất nhiều thế hệ để có thể trở lại bình thường. (Ecology Số 87-2006). Nghiên cứu nơi Goodyera repens ghi nhận nấm (loài mycorrhiza) thu nhận và chuyển vận Carbon cùng Nitrogen từ các sợi nấm sang mầm của lan để lan có thể sống và phát triển, lượng C chuyển từ nấm sang lan lên đến 2.6 % trong 72 giờ.(New Phytology Số 171-2006)
Goodyera có dược tính:
* Goodyera repens
Tên thực vật tương đương: G. repens var. ophioides , Perami um ophioides, Epipactis repens, Satyrium repens.
Tên Anh-Mỹ thông thường: Creeping ladies tresses, Dwarf rattlesnake plantain. Lesser rattlesnake plantain
Trung Hoa: Xiao ban ye lan= Tiểu ban diệp lan (ban= vết chấm, vằn, bớt)
Hàn: ae-gi-sa cheol ran
G. repens, không gặp tại VN, phân bố rộng vùng Bắc Á (Ấn, Kashmir), Trung hoa, Nhật, Triều Tiên và tại Nga Bắc Âu, gặp tại Canada và Bắc Hoa Kỳ. Cây hiện được ‘bảo vệ’ do khó trồng và không phát triển ra ngoải khu vực môi sinh giới hạn, và chỉ tìm được trong những khu rừng trên 95 năm.
G. repens thuộc loài địa lan thân bò, cao chừng 25 cm, chồi mỏng manh thỉnh thoảng nhô khỏi mặt đất, mang 4-6 lá. Lá hình trứng thuôn màu xanh lục với nhiều gân trắng Ra hoa vào mùa Hè, hoa nhỏ màu trắng, từ 5-20 hoa mọc trên chồi theo hình xoắn ốc, hoa tự vặn về hướng mặt trời.
Cây chỉ mọc khi cọng sinh với một vài loài nấm riêng như: Ceratobasidium cornigerum, Rhizoctonia goodyera-repentis.
Tại Đài loan, cây được dùng để hạ sốt.
Goodyera repens, cũng như các cây thuộc chi Goodyera chứa kinsenoside, goodyeroside A và goodyerin có những dược tính đáng chú ý (xin xem tiếp phần dưới).
* Goodyera schlechtendaliana
Tên gọi: Schlectendal’s Gooderya. Hoa: ban-ye lan . Nhật: miyama auzura. Hàn: sa-cheol ran
Schlectandaliania để vinh danh nhà thực vật Đức: Diederich von Schlechtendal (1794-1866)
(Mô tả: xem trên)
Goodyera schlechtendaliana chứa flavonol glycoside có công thức rất phức tạp goodyerin và những flavonoids khác như rutin, kaemferol-3-O-rutinoside và isorhamnetin-3-O-rutinoside (Phyto chemistry Số 53-2000)
Goodyerin có hoạt tính làm dịu và giảm đau (sedative), chống co giật. Các hoạt tính này tùy thuộc vào liều lượng sử dụng. Các nghiên cứu được thử nghiệm trên loài gậm nhấm qua các test về cơ năng vận động đột nhiên (spontaneous locomotion), gây miên trạng bằng pentobarbital, và chống co giật gây ra bởi picrotoxin (Phytotherapy Research Số 16-2002)
Flavonoids (có lẽ rutin) trong G. schlechtendalia có hoạt tinh chống sưng khi thử trên chuột bị gây phù chân bằng carrageenan (Experimental Toxicology & Pathology Số 54-2003)
Các glycosides có chuỗi carbon dài thuộc những nhóm glucopyranosyl oxybutanolide và hydroxybutanoic acid, ly trích từ Goodyera schlechtendaliana, S. matsumurana có hoạt tính bảo vệ gan chống lại những hư hại gây ra bởi carbon tetrachloride nơi chuột thử nghiệm (Biology & Pharmacy bulletin Số 23-2000) Goodyeroside A được ghi nhận là có hoạt tinh bảo vệ gan mạnh nhất (Molecules Số 8-2013)
2. Ludisia
Chi Ludisia trong nhóm Jewel Orchid (Lan lá gấm) chỉ có một loài duy nhất Lusidia discolor.
Ludisia là một loài địa lan, nguồn gốc từ Mã lai, Indonesia và Miến điện mọc tại vùng thảm thực vật nơi những khu rừng rậm..
Tuy nhiên theo Tác giả Vũ văn Chi trong ‘Từ điển Cây thuốc Việt Nam’ (trang 654) thì Lusidia discolor là một loài thạch lan mọc bám trên các hốc sườn núi, đỉnh núi đá vôi nơi có mùn ẩm. Ludisia discolor được xem là loài của Nam Trung Hoa, Myanmar, Thái..và ở Việt Nam cây gặp tại Lào Cai, Hòa bình , Vĩnh Phú, Darlac, Lâm Đồng, Bình thuận, Đồng Nai, Côn đảo..
Mô tả theo VVChi: ‘Lan mọc sát đất, có rễ bám vào đá trong dáng như con tằm (nên còn được gọi là thạch tằm). Thân có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng. Lá gần tròn, bàu dục, gốc có cuống thành bẹ, màu nâu tím óng ánh có vân trắng hình mạng rất rõ, mặt dưới màu hung đỏ. Cụm hoa nằm ở ngọn thân, ít hoa, có lông dày đặc. Hoa nhỏ màu trắng với cánh môi màu vàng hình chữ T, đỉnh chia 2 thùy, gốc có túi’
Flora of China (Vol 25, page 55) ghi: Lusidia discolor = Xue-ye lan (Hán-Việt : Huyết diệp lan
Cây cao 10-25 cm, chồi mọc thẳng đứng có 3-5 lá từ gôc. Lá bàu dục hay trứng thuôn màu xanh đậm có 5 gân đỏ nhung..Hoa trắng có ánh đỏ, đường kính chừng 7 mm mọc trên cần mang khoảng 10 hoa. Mọc tại vùng đất ẩm nơi thung lũng, dưới tàn cây xanh ở những khu rừng cao độ 900-1300m.
Trong thời gian có cơn ‘sốt thu mua của thương lái Tàu’, cây còn được gọi là cây kim cương, một tên gọi không rõ nguồn gốc.
Các nhà vườn tại Hoa Kỳ đã du nhập Lusidia discolor, nhân giống và lai tạo để có những chủng trồng như:
* Lusidia discolor var. Dawsoniana có lá màu đỏ cùng những gân màu đồng kim loại, mặt dưới màu lục xậm có ánh đỏ.
* L. discolor var. Odina có lá mặt trên xanh đậm gân màu bạc và mặt dưới màu đỏ
* L. discolor var. alba, được xem là một loài do biến chủng tự nhiên, lá xanh gân bạc, mặt dưới đỏ rất nhạt.
* L. discolor var nigrascens, còn gọi là ‘black velvet’ , lá màu nhung đen, gân màu bạc.
Cũng theo Võ văn Chi thì:
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây.
Tính vị, Tác dụng: Vị ngọt, hơi chát, tinh mát có tác dụng tư âm, nhuận phế lảm mát phổi, mát máu, sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu..
Công dụng: Dùng chữa lao phổi với khạc ra máu; Thần kinh suy nhược, chán ăn..
3. Anoectochilus
Số lượng các loài trong chi Anoectochilus chưa được các nhà nghiên cứu đồng thuận. Theo ‘ Lan Rừng VN :A-Z’ thì thế giơi có 50 loài và VN có 16 loài . Flora of China cho là có 30 loài trong đó Tàu có 11 loài. ‘Autralia indigenous Orchids’ cũng ghi 30 loài, trong đó Úc có một loài đặc hữu là A. yatesiae.
Lan Anoectochilus tuy được gọi ‘chung’ là Lan lá gấm, nhưng trong giới sưu tập thì cây còn có tên là Lan Giải thùy (theo PH Hộ) và Lan sứa (theo T. Hợp). GS Võ văn Chi gọi là Lan Kim tuyến dựa theo tên Hán- Việt.
Flora of China gọi dưới tên Jin-xian lan (Kim tuyến lan)
Tên Anoectochilus do chữ Hy lạp anoectos = mở ra (open) và chelios = môi (lip)
Trong chi lan này, cây quan trọng nhất về phương diện dược học là Anoectochilus formosanus
(Có lẽ đây là cây lan mà con buôn Tàu sang thu mua, nhưng không phân biệt được với Ludisia?)
Anoectochilus formosanus = Taiwan Jin-xian lan
Nhật: kim-soan lian
Anoectochilus formosanus
Lan đất, rễ chùm mọc sâu, thân bò, chồi có thể cao chừng 25 cm, Thân đứng mang 2-4 lá. Phiến lá mặt dưới màu tím, mặt trên xanh lục đậm, có nhiều gân màu trắng; phiến hình trứng thuôn chừng 2-5 cm x 1-3.5 cm, đỉnh nhọn. Hoa nhỏ màu vàng-trắng nhạt, mọc ngược về hướng mặt trời.
Cây phân bố tại Đài loan, Nhật, Đảo Ryukyu và Trung Hoa
(không có tài liệu nào ghi nhận sự có mặt của cây tại Việt Nam)
Dược học dân gian tại Đài Loan, dùng cây làm dược liệu bổ gan, ngừa ung thư, đau tức ngực, tiểu đường, bệnh tim và đau bao tử. Trong khi đó, Hoa lục dùng làm thuốc hạ sốt, trị đau, trị bệnh phổi, gan, tiểu đường..
Tại Mã Lai, những cây khác trong chi Anoectochilus được dùng để trị lao phổi.
Nghiên cứu khoa học về Anectochilus:
Các nghiên cứu khoa học tại Nhật và Trung Hoa chỉ tập trung vào Anectochilus formosanus
Thành phần hóa học:
Cây chứa nhiều (10) hợp chất loại glycosides trong đó quan trọng nhất là kinenoside = (3R)-3-beta-D-glucopyranosyloxy butanolide. Các glycosides khác gồm những hợp chất loại hydroxybutanoic acid, loại hydroxymethylfuran, loại gamma-lactone. Ngoài ra còn có corchoionoside G
– Hoạt tính dược học:
Anoectochilus formosanus đã được nghiên cứu về các dược tính: diệt tế bào ung thư, chống tiểu đường, bảo vệ gan, chống sưng-viêm và hạ mỡ trong máu.
Dịch chiết toàn cây có tác dụng diệt tế bào ung thư khá rõ rệt khi thử trên chuột-bọ bị cấy tế bào ung thư carcinoma ruột loại CT-26, và bảo vệ tế bào ung thư máu HL-60 (human promyelocytic leukemia) chống các hư hại gây ra bởi H2O2. Hoạt tính này được xác định là do một hợp chất loại arabinogalacran (AG) và do kinsenoside trong cây. AG làm giảm kích thước và trọng lượng khối u, giúp gia tăng tỷ lệ các tế bào miễn nhiễm loại CD4, CD8, tế bào T, CD49B (Phytomedicine Số 15-2014)
Dịch chiết toàn cây bảo vệ được gan của chuột thử nghiệm chống lại các tác hại gây ra bởi Carbon ttetrachloride (Phytomedicine Số 12-2005)
Kinsenoside trong cây có khả năng làm giảm triglycerides, glucose và cholesterol trong máu khi thử trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin (Clinical & Experimental Pharmacology and Physiology Số 29-2002). Một thử nghiệm lâm sàng trên 66 người tình nguyện ghi nhận dịch chiết có thể làm giảm mức cholesterol và mức LDL trong máu khá rõ rệt (American Journal of Chinese Medicine Số 35-2007).
Dịch chiết, khi thử trên chuột, ghi nhận hoạt tính bảo vệ thú chống lại phản ứng tạo quá mẫn khi bị phun sương ovalbumin (Phytomedicine Số 7-2010), đồng thời ức chế các phản ứng kích ứng LPS trong tiến trình gây sưng nơi thực bào và ức chế kích xúc do endotoxin (Shock Số 35-2011).
Dịch chiết, cho chuột cái bị cắt buồng trứng, uống ở liều 500 mg/kg, trong 4 tuần liên tục ngăn chặn được sự mất xương trong các test về sự tạo osteoclast và sự tái hấp thu xương (Journal of Bones and Mineral Metabolism Số 26-2008).. Thử nghiệm dùng tế bào tủy xương và tế bào RAW 264.7 nơi chuột, giúp giải thích cơ chế hoạt động là do kinsenoside ngăn chặn được tiến trình osteoclastogenesis từ đại thực bào bằng cách làm giảm các hoạt động của các men (phoaphatase và metalloproteinase) liên hệ đến tiến trình tạo và mất xương (Osteosporosis International Số 24-2013)
Kisenoside cũng đang được thử nghiệm tại Taiwan về hoạt tính trên tiến trình lão hóa của da.
Ds Trần Việt Hưng
- Dracula, Lan Mặt Quỷ
- Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn
- Lan đất hoa đầu - Cephalantheropsis longipes
- Dực giác lá hình máng - Pteroceras semiteretifolium
- Cầu diệp Tixieri - Bulbophyllum Tixieri
- Cầu Diệp Evrard - Bulbophyllum evrardii
- Cách trồng và chăm sóc lan hải yến
- Kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm
- Lan rừng miền Nam Việt Nam
- Những nét đặc trưng của lan rừng Việt Nam
- Phong lan ma – loài phong lan hiếm nhất thế giới
- Cách trồng lan Psychopsiella và Psychopsis – Lan bướm
- Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan Octomeria
- Bromheadia - Lan đầm lầy
- Brachypeza laotica - Lan môi sừng Lào
- Brachycorythis - Lan Đoản Móng
- Biermannia - Lan Bạch Manh
- Bidoupia Aver 2010
- Armodorum siamense
- Appendicula - Lan chân rết
- Apostasia - Cổ Lan, Giả Lan
- Aphyllorchis - Âm lan
- Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus
- Lan Kim tuyến không cựa - Anoectochilus acalcaratus
- Anoectochilus
- Lan Bạc diệp tối - Ania viridifusca
- Hỏa hoàng - Ascocentrum garayi
- Hoàng yến trắng - Ascocentrum pusillum
- Adenoncos vesiculosa Carr
- Abdominea minimiflora
- Cách trồng lan Phượng Vỹ - Huyết nhung trơn
- Kỹ thuật trồng lan đuôi chồn Rhynchostylis retusa
- Lan môi dài ba răng - Macropodanthus alatus
- Lan cô lý bắc - Chrysoglossum assamicum
- Lan bắp ngô tím - Acampe joiceyna
- Lan đại bao trung - Sunipia annamensis
- Lan đại bao hoa đen - Sunipia nigricans
- Lan Hàm Lân tù - Gastrochilus obliquus
- Cửu Bảo Tiên - Aerides lawrenceae