Cách chăm sóc hoa lan thiên nga
Hoa lan thiên nga là giống hoa đặc biệt được rất nhiều người yêu thích. Với vẻ đẹp của hoa lan thiên nga thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng những bông hoa đẹp được bày trí trên những chiếc chiếc giỏ xinh đẹp và đặt ngay bàn làm việc, phòng ngủ, phòng khách.
Để có được những cây hoa lan thiên nga trong chính khu vườn nhà bạn, bạn cần phải tìm hiểu và nắm được quy trình trồng hoa lan, để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Cây hoa lan thiên nga rất dễ trồng và nhanh ra hoa nếu bạn biết cách chăm sóc cây. Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng hoa lan thiên nga!
Đặc điểm sinh trưởng của hoa lan Thiên Nga
Chọn chậu trồng hoa lan thiên nga: Bạn nên lựa chọn những chiếc chậu có miệng rộng, có lỗ dưới đáy để giúp cây thoát nước tốt. bạn nên sử dụng những châu làm bằng sứ để giúp cây phát triển tốt hơn và sẽ làm cho chậu cây đẹp hơn
Chất Trồng hoa lan thiên nga: Bạn có thể lựa chọn giá thể có nhiều thành phần hoặc bạn có thể tự tạo bằng các thành phần đất khác nhau như: 4 phần bồi rêu + 4 phần vỏ thông nhỏ + 1 phần than củi nhỏ + 1 phần cát lớn, có thể chộn thêm phân bò hoặc phân dê mục vào.
Điều kiện nhiệt độ: Bạn sẽ thấy rằng cây hoa lan thiên nga thường phát triển rất nhanh ở nhiệt độ từ 24-30 độ và nếu lạnh quá dưới 5 độ thì cây sẽ không phát triển, cây thường phát triển mạnh vào mùa thu và mùa xuân
Độ ẩm: Cây lan thiên nga là giống phát triển nhanh, cây ưa độ ẩm từ 60-70%, với mức độ ẩm đó cây sẽ rất phát triển
Ánh sáng: cây lan thiên nga là giống câu ưa ánh sáng, nhưng bạn không nên để cây trực tiếp dưới ánh nắng trực tếp từ mặt trời. bạn có thể dùng lưới che nắng cho cây hoặc trồng cây tưới tán cây lớn
Nước tưới:
Bạn có thể tưới nước tùy theo thời tiết nơi khu vực bạn sinh sông. Đối với mùa xuân thì bạn nên tưới ít nước, trường hợp cây đang bắt đầy nhú mầm non thì bạn nên hạn chế tưới nước, sau quá trình cây đã mọc mạnh thì bạn có thể bổ sung lượng nước tưới liên tục cho cây. Khi hoa nở vào mùa thu, lá rụng xuống sau khi hoa tàn thì bạn nên tưới ít nước để cho cây ngủ
Bón phân: Giai đoạn cây mọc nhanh thì pha phân NPK 20-20-20 với nước theo tỷ lệ 1/2 phân với 4 lít nước tưới mỗi tuần 1 lần, phân cá loãng tưới 1 tháng 1 lần. Có thể bón phân bò hoặc phân ngựa nhưng tưới phân NPK thích hợp hơn phân hữa cơ.
Thay chậu: Khi bạn thấy cây phát triển từ 1-2 năm thì bạn nên thay chậu mới cho cây và bổ sung thêm đất và các chất mới để giúp cây phát triển tốt hơn
Chăm sóc hoa lan Thiên Nga khi hoa tàn
Riêng đối vói những cây hoa lan thiên nga thì việc chăm sóc không đòi hỏi quá nhiều, vì cách trồng cũng khá đơn giản, chăm sóc dễ dàng và rất dễ cho hoa, hoa thường nở từ tháng 7-11 hàng nằm, hoa kéo dài hơn 2 tháng.
Khi bạn thấy hoa tàn thì bạn ngắt bỏ hoa đi để cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Lúc này bạn cần phải cho lan nghỉ ngơi, đặt cây vào bóng mát tầm 2 tháng, và định kỳ tưới nước 1 lần trên 1 tuần để hạn chế cho giả hành không bị teo nhiều.
– Cần nhẹ nhàng đưa cây lan ra khỏi chậu, cắt bỏ hết rễ mục, rễ khỏe mạnh thì để lại, sau đặt cây vào chậu rồi treo lên
– Cây sẽ mọc giả hành sau 2 tháng, lúc này bạn cần tưới B1 1 lần/tuần, khi giả hành dài khoảng 10cm thì đem cây đi trồng lại.
Khi cây con đâm nhiều rễ: cần cung cấp NPK 30-10-10 hoặc NPK 20-20-20 tưới 1 lần/tuần. Phân hữu cơ (phân cá loãng) tưới 1 lần/tháng. Sau đó tiến hành cắt bỏ đi 2/3 đoạn thân già, để lại 1/3 đoạn còn lại cho cây con phát triển.
Khi cây con cao 12cm nếu thấy thân già vẫn còn mắt ngủ thì nên tách phần thân già ra khỏi cây con. Khi cây con có thể bám chắc, để cây con tự phát triển trên giá thể mới.
Từ tháng 7- tháng 8 thì cây sẽ rụng lá bắt đầu cho ra hoa, có loại cần rụng hết lá rồi mới nhú vòi hoa, có loại cho hoa xong rồi mới dụng lá… Lúc này bạn không cần phải cung cấp nhiều nước mà chỉ phun sương cho cây khỏi bị héo và hạn chế bón phân có hàm lượng P( lân) cao.
- Dracula, Lan Mặt Quỷ
- Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn
- Lan đất hoa đầu - Cephalantheropsis longipes
- Dực giác lá hình máng - Pteroceras semiteretifolium
- Cầu diệp Tixieri - Bulbophyllum Tixieri
- Cầu Diệp Evrard - Bulbophyllum evrardii
- Cách trồng và chăm sóc lan hải yến
- Kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm
- Lan rừng miền Nam Việt Nam
- Những nét đặc trưng của lan rừng Việt Nam
- Phong lan ma – loài phong lan hiếm nhất thế giới
- Cách trồng lan Psychopsiella và Psychopsis – Lan bướm
- Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan Octomeria
- Bromheadia - Lan đầm lầy
- Brachypeza laotica - Lan môi sừng Lào
- Brachycorythis - Lan Đoản Móng
- Biermannia - Lan Bạch Manh
- Bidoupia Aver 2010
- Armodorum siamense
- Appendicula - Lan chân rết
- Apostasia - Cổ Lan, Giả Lan
- Aphyllorchis - Âm lan
- Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus
- Lan Kim tuyến không cựa - Anoectochilus acalcaratus
- Anoectochilus
- Lan Bạc diệp tối - Ania viridifusca
- Hỏa hoàng - Ascocentrum garayi
- Hoàng yến trắng - Ascocentrum pusillum
- Adenoncos vesiculosa Carr
- Abdominea minimiflora
- Cách trồng lan Phượng Vỹ - Huyết nhung trơn
- Kỹ thuật trồng lan đuôi chồn Rhynchostylis retusa
- Lan môi dài ba răng - Macropodanthus alatus
- Lan cô lý bắc - Chrysoglossum assamicum
- Lan bắp ngô tím - Acampe joiceyna
- Lan đại bao trung - Sunipia annamensis
- Lan đại bao hoa đen - Sunipia nigricans
- Lan Hàm Lân tù - Gastrochilus obliquus
- Cửu Bảo Tiên - Aerides lawrenceae