Nhân giống lan Giả Hạc đơn giản
Lan Giả Hạc Dendrobium anosmum Lindl cũng như mọi loài trong giống Dendrobium, sau 2 năm trồng rễ và thân bám đầy giá thể thì phải tiến hành trồng lại, nếu không cây sẽ suy kiệt dần, có khi chết đi.
Sau khi hoa tàn, những đốt gần trên ngọn hoặc ở gần dưới gốc thường nẩy sinh ra những cây con (keiki). Vài tháng sau, khi các cây con mọc rễ dài chừng 3-4 cm có thể tách ra trồng riêng. Năm đầu cây này còn nhỏ và ngắn chừng 30-40 cm và không ra hoa, nhưng sẽ ra hoa vào năm tới. Khi đó duới gốc sẽ ra tới 3-4 mầm non, những mầm cây này mọc mạnh và lớn hơn rất nhiều có thể đạt tới 1-1.20 m nếu nuôi trồng đúng cách.
Muốn nhân giống lan dã hạc chỉ cần cắt thân cây già thành từng đoạn dài 15-20 cm, dùng sơn móng tay bôi lên hai đầu cắt hoặc dùng vôi tôi để bôi hai đầu tránh nhiễm nấm bệnh, đặt lên khay có rong rêu hoặc mùn cây ẩm ướt, vài tháng sau cây con sẽ mọc ra từ các đốt. Nên nhớ những đốt vừa ra hoa sẽ không mọc cây non. Khi cây non cao chừng 4-5 cm hay rễ dài khoảng 3-4 cm đem trồng trong chậu hay trên vỏ cây như đã nói ở trên.
Lan cần nhiều ánh sáng khoảng từ 4000-4500 ánh nến, nghĩa là trồng ở ngoài nắng với lưới che. Nhiệt độ từ 60°F (15.6°C) vào ban đêm và 95°F (35°C) vào ban ngày. Khi cây non mọc mạnh tưới thật nhiều nước và bón phân 20-20-20 với dung lượng một thìa cà phê gạt trong 4 lít nước và bón mỗi tuần một lần. Ẩm độ lý tưởng là 60-70%.
Vào mùa thu, khi cây ngừng tăng trưởng, bớt tưới nước và bón phân thưa đi và loãng hơn khoảng 1/2 hay 1/4 thìa cà phê cho 4 lít nước. Ban đêm cần lạnh xuống dưới 60°F (15°C) thời gian này rất cần trong vòng 4-5 tuần lễ để cây ra nụ, cây bắt đầu rụng lá, tưới nước thưa dần và bớt đi chỉ đủ cho thân cây khỏi teo tóp lại và ngưng bón phân.
Vào giai đoạn này có người treo chậu dốc ngược để rễ lan khỏi bị đọng nước.
Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua các bài viết:
Cách ươm chồi non - keiki cho lan thân thòng
Nhân giống Dendro Thái
Theo kinh nghiệm của bản thân với số lượng ít cây của người chơi lan nghiệp dư, khi cây keiki ra, các bạn để nguyên trên thân cây già, lấy ít dớn buộc luôn vào chỗ thân cây keiki đó, khi tưới cây tưới cả dớn, có độ ẩm lớn nên cây keiki ra rễ rất nhiều và lớn nhanh, khi cây đủ cứng cáp chỉ cần cắt đoạn thân chứa cây non rồi đem ghép dớn bảng, hay gỗ là xong đảm bảo sống 100% mà không tốn quá nhiều công chăm sóc.
- Phương pháp nuôi cấy giả hành
- Nhân giống hoa lan bằng phương pháp phân nhánh
- Nuôi cấy mắt cây trong môi trường nuôi trồng (in vitro)
- Nhân giống lan bằng cách giâm cành lan
- Nhân giống lan dendro Thái
- Quy trình nhân giống hoa địa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Cách nhân giống lan Thiên Nga
- Cách ươm chồi non - Keiki cho Lan thân thòng
- Quy trình nhân giống hoa Lan bằng phương pháp nuôi cấy in-vitro
- Kỹ thuật nhân giống hoa Phong Lan phần 2
- Kỹ thuật nhân giống hoa lan
- Nhân giống Phong Lan
- Ươm kei thân thòng, thành công dễ hay khó