Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn

Địa lan rất được ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Có được một chậu địa lan nở vàng rực chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhiều người ... Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng lan phải chăm sóc và tình toán thật kỹ thời điểm kích hoa.

Cùng với một số loài lan khác thì hoa địa lan đang được người tiêu dùng rất là ưa chuộng. Với những ưu điểm về màu sắc, độ bền của địa lan (hoa địa lan có thể nở hoa trong khoảng từ 45 đến 60 ngày mới tàn, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, bông to và đẹp). Nên hoa địa lan hiện nay được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn trong những dịp lễ, tết. Từ đó, địa lan đã góp phần làm đa dạng chủng loại hoa trong cơ cấu các loài hoa của Việt Nam.

Nhưng với chi phí đầu tư trồng địa lan khá cao,tốn khoảng  600 triệu đồng cho 1.000m2 cho đến lúc được thu hoạch (5 năm). Bên cạnh đó, mặc dù nhiều nhà vườn có kinh nghiệm trồng địa lan hàng chục năm, nhưng với thời tiết nóng lên bất thường thì rất khó tránh được tình trạng địa lan nở trước Tết. Do đó, bài viết này chỉ nhầm giới thiệu đến bạn đọc 1 số kinh nghiệm giúp việc trồng địa lan được tốt hơn, từ đó hy vọng cây sẽ ra được bông khi Tết đến.

Một số đặc tính của địa lan:

Địa lan thích nhiệt độ thấp, vì vậy địa lan thích hợp phát triển ở những vùng có khí hậu mát (địa lan thường trồng ở Đà Lạt). Hầu hết các giống địa lan đều ưa sự thông thoáng, nếu kém thông thoáng mầm bệnh sẽ phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng cây chống bị hoai mục.

Rễ cây địa lan thuộc loại rễ thịt, có màu trắng ngã vàng nhạt, rễ có trực khuẩn sống cộng sinh tức là nấm rễ. Chính vì vậy, khi trồng lan cần phải hết sức giữ gìn bộ rễ, không nên rửa quá sạch để tránh ảnh hưởng đến gốc và sự phục hồi của mầm non.

Thân cây địa lan thường rất khỏe mạnh, khi phát triển có nhiều cây con mọc ra từ cây mẹ. Bản thân lá địa lan, cũng tạo nên vẻ đẹp cho cây nên cũng cần chú trọng trong quá trình chăm sóc.

Lá địa lan cũng có hình dáng khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi loại lá lại mang nét đẹp riêng.

Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Hình dáng của hoa khác nhau, tùy theo chủng loại giống có loại có hương thơm và có loại không có hương thơm.

Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa

Ngồng hoa được mọc ra từ thân rễ giả, thông thường mỗi đốt thân rễ giả chỉ mọc được một ngòng hoa, số lượng hoa trên một ngòng khác nhau, tùy theo chủng loại lan.

Điều kiện cần thiết để trồng tốt địa lan

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây địa lan phát triển là từ 20 - 30 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10-12 độ C.

Ánh sáng rất quan trọng cho sự phát triển của địa lan, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt nhưng nếu nhiều ánh sáng quá sẽ làm hỏng lá cây, làm thay đổi màu sắc của cây.

Vườn cây phải đảm bảo đủ ánh sáng, nhưng không nên để mặt trời chiếu trực tiếp vào cây.Về điều kiện nhà trồng địa lan:

Khác với giống địa lan bản địa, nhà trồng địa lan nhập nội, cần thiết kế thông thoáng, có mái che, có đủ dụng cụ thiết bị điều chỉnh ánh sáng, thiết bị thông gió, giảm nhiệt độ không khí, hệ thống tưới nước đảm bảo, bền để chống gió bão. Diện tích xây dựng sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế, với mục đích sử dụng của người trồng. Nhà trồng có thể làm bằng gỗ che nhưng tốt nhất nên làm dưới dạng khung sắt kiên cố, mái lợp phải là nhựa trong suốt hoặc lợp bằng nilon, trong nhà phải có 1 lớp lưới đen nhằm mục đích cắt ánh sáng và chống nóng khi những ngày nhiệt độ lên cao. Xung quanh nhà trồng quây bằng lưới, vừa có tác dụng tạo sự thông thoáng mà còn tránh được côn trùng.

Nhà trồng lan phải chắc chắn, chịu được bão cấp 11,12, khi làm nhà bà con phải tôn nền cao, tránh tình trạng bị ngập lụt. Trong nhà cần có hệ thống tưới nước tốt, nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới giàn lan, để tạo không khí cho vườn lan mát mẻ.

Để địa lan ra hoa đúng tết

Điều kiện để địa lan ra hoa đúng Tết:

Đa số các giống địa lan nhập nội, không ra hoa vào dịp tết nguyên đán, mà ra hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Vì vậy để hoa địa lan nở vào dịp tết, thì cần phải điều khiển kỹ thuật và việc điều tiết, cho cây ra hoa và nở đúng vào dịp tết cần có các yêu cầu khắc khe về nhiệt độ, ánh sáng cũng như quá trình chăm sóc cây ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Điều này đòi hỏi người trồng phải thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật thì mới có kết quả.

Thứ nhất là tiến hành sang chậu, thay giá thể.

Thứ hai là cần có một thời gian xử lý lạnh từ 40 đến 50 ngày.

Thứ ba duy trì sự độc thân chăm sóc sau khi cây đã phân hóa mầm hoa.

1. Xử lý giá thể trồng địa:

Có nhiều loại giá thể khác nhau để trồng địa lan, giá thể thông dụng nhất hiện nay là: Hỗn hợp vỏ thông, sỏi, than củi, đá trân châu thô, với tỷ lệ thích hợp là 1: 1: 1. Vỏ thông có tác dụng giữ ẩm trong hỗn hợp trồng, trước khi dùng phải xử lý mầm bệnh, ngâm trong nước sạch nửa tiếng, đợi cho thật khô mới sử dụng. Trong giá thể có các hợp chất với hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh. Một số hệ vi sinh vật, có ích có khả năng ức chế một số nấm bệnh ở rễ, giá thể có tác dụng giúp cây địa lan sinh trưởng phát triển mạnh. Với bộ rễ phát triển tốt, dễ hấp thụ dinh dưỡng, độ thống thoáng và giữ nước phù hợp.

Cần giữ cho rễ địa lan luôn ẩm nhưng không được ướt, giá thể phải khô ráo trong các điều kiện thời tiết, giữ cho rễ mát trong mùa hè và ấm trong mùa đông, tránh để những khoảng trống lớn trong hỗn hợp trồng.

2. Thay chậu địa lan.

Chọn cây nào để thay chậu? Cần chọn những cây được nuôi dưỡng từ 2 năm trở lên để tách, cây có từ 3 đến 4 thân giả là những cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh, thân rễ giả có lá.

Cách thay chậu địa lan: Khi đã chọn được cây địa lan, đủ tiêu chuẩn, chúng ta tiến hành tách cây, bằng cách vỗ nhẹ chậu địa lan, nhổ cây lên. Lưu ý tránh làm gãy, giập thân lá và rễ cây. Chúng ta tách điểm nối giữa các thân rễ giả, giữa cây đã tách, loại bỏ chất trồng, tạp chất, cắt bỏ rễ hỏng và những lá khô, lá bị bệnh. Sau đó nhúng phần rễ cây vào dung dịch enzen minazen từ 5 đến 10 phút để chống nấm bệnh. Dung dịch này cần được chuẩn bị trước, sau đó chúng ta hong khô rễ cây rồi tiến hành sang chậu. Xem thêm bài viết Hướng dẫn thay chậu chiết tách địa lan

Thời điểm tiến hành thay chậu cho địa lan: tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch.

Chăm sóc địa lan sau khi thay chậu:

Tưới nước cho địa lan: Kết thúc khâu sang chậu, chúng ta đặt chậu địa lan lên giá và tiến hành chăm sóc cây. Trong thời gian 10 ngày sau khi cây được tách ra, cần thường xuyên tưới nước cho cây, lúc này cần duy trì độ ẩm cho cây, bằng cách tưới nước hàng ngày. Nước tưới phải sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, độ PH thích hợp là từ 5,5 đến 6,5. Chúng ta căn cứ vào tình hình thực tế của cây, để xác định thời điểm tưới, cũng như lượng nước tưới cho thích hợp. Tưới nước là một trong những công việc quan trọng của việc trồng địa lan. Khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu, không khí phải được lưu thông, tưới ẩm nhưng không ướt, chúng ta có thể tưới trực tiếp vào cây bằng ống nước, máy phun hoặc dùng máy bơm nhỏ bơm nước. Giai đoạn cây sinh trưởng cần phải tưới nước thường xuyên hơn. Sau khi tách cây và sang chậu trong khoảng thời gian một tuần đầu, chỉ cần duy trì độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước.

Bón phân cho địa lan: cần có chế độ bón phân thường xuyên và định kỳ, ở giai đoạn này sử dụng loại phân bón NPK với tỷ lệ 30:10:10 để bón cho cây. Bón phân vào gốc rễ của cây, căn cứ vào quá trình sinh trưởng phát triển của cây, cũng như thùy thuộc vào từng loại lan mà bón với lượng khác nhau.

Không bón bất cứ một loại phân nào cho cây, sau một tuần tách cây và sang chậu.

Duy trì chế độ chăm sóc như vậy, trong khoảng thời gian 2 tháng, rồi tiến hành xử lý nhiệt độ thấp ( từ 40 đến 50 ngày), để cây có thể hình thành ngòng hoa.

Xử lý lạnh tạo phát hoa cho địa lan

Để cây địa lan hình thành ngòng hoa vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, chúng ta cần tiến hành như sau:

Hạ nhiệt độ thấp cho cây, thời gian xử lý lạnh trong khoảng thời gian từ 40-50 ngày. Bằng cách chuyển cây lên vùng có khí hậu mát mẻ, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10 - 12 độ C. Xử lý lạnh trong khoảng thời gian 10 ngày, chúng ta giảm nước tưới đột ngột, giảm một tuần một lần và giữ nguyên chế độ bón phân như bình thường. Chúng ta cứ tiến hành như vậy trong vòng một tháng.

Điều kiện ánh sáng là từ 20.000 đến 25.000 lux.

Độ ẩm là từ 70 - 80%.

Sau thời gian xử lý lạnh từ 15 đến 30 ngày, ngòng hoa bắt đầu hình thành. Ban tiếp tục duy trì nhiệt độ từ 15 - 20 độ C, khi ngòng hoa dài từ 20 đến 25cm, là lúc xử lý lạnh được khoảng 50 ngày, cũng chính là lúc kết thúc giai đoạn xử lý lạnh. Chúng ta chuyển những cây địa lan đã được xử lý lạnh xuống khu nhà trồng ấm hơn và tiến hành chăm sóc để ngòng hoa phát triển và nở hoa theo ý muốn.

Chăm sóc cây sau khi địa lan ra phát hoa

Cây địa lan sẽ được chuyển xuống khu nhà trồng có nhiệt độ ấm hơn.

Nhiệt độ: Lúc này cần duy trì nhiệt độ ở mức từ 18 - 20 độ C.

Nước tưới: Cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so với giai đoạn xử lý lạnh. Nước tưới cho cây phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu. Chúng ta có thể dùng ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ để bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng.

Độ ẩm: Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 - 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.

Phân bón: Ở giai đoạn này, vẫn tiến hành bón phân cho cây theo định kỳ, với tỷ lệ 13:13:13, khi bón chúng ta bón vào gốc cây (không bón khi nhiệt độ cao quá 32 độ C).

Khi ngòng hoa đã phát triển chúng ta cần tra cố để giữ cho ngòng hoa ở vị trí cố định, bằng cách dùng que nhỏ là những que sắt hoặc que thép, buộc chặt lại cho ngòng hoa thẳng đứng. Hằng ngày, bà con nên chăm sóc vườn hoa, nhổ sạch cỏ, và loại bỏ những lá khô héo, bị bệnh để tránh lan sang những cây bên cạnh.

Ở mỗi giai đoạn phát triển của ngòng hoa, chế độ chăm sóc cần phải khác nhau, bà con tưới cho cây 2 ngày một lần vào buổi sáng, sử dụng nước sạch để tưới cho cây. Không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 đến 60oC.

Trong quá trình ngòng hoa phát triển, và nở thành bông cũng có hiện tượng rụng nụ và rụng hoa do một số nguyên nhân như độ mẩ chất chồng trong chậu quá thấp và khô hạn. Không khí trong nhà vườn không được thông thoáng, nhiệt độ có biến động lớn, lúc nóng quá, lúc lại lạnh quá. Khi ra nụ vẫn bón nhiều phân, cành hoa bị đọng nước và đọng phân. Một nguyên nhân nữa là do giá thể trồng có tính kiềm ảnh hưởng đến sức hút của bộ rễ, do vậy, chúng ta cần lưu ý những điểm nêu trên, để vườn địa lan phát triển một cách khỏe mạnh và ra hoa đẹp.

Phòng trừ sâu bệnh cho địa lan:

Địa lan là một loại hoa ít mắc bệnh hơn so với các loại hoa khác. Tuy nhiên, nếu lơ là trong việc chăm sóc cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cây sẽ xuất hiện một số bệnh như đốm nâu, bệnh thán thư, thối rễ, cháy nắng,… đặc biệt ở giai đoạn cây ra mầm hoa, chúng ta cần đặc biệt chú ý, đồng thời cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi sử dụng các loại thuốc này, cần lưu ý một số điều như thời điểm phun thuốc vào buổi sáng, hoặc buổi chiều khi nhiệt độ còn thấp, nồng độ dung dịch thuốc cần pha theo hướng dẫn ở bao bì. Phun thuốc phải toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. Bề mặt đất giá đựng chậu đều phải phun, không sử dụng một loại thuốc lâu dài. Chúng ta cần xen kẽ các loại với nhau.

Cách ghép chậu địa lan bán Tết:

Sau khi đã điều tiết để hoa địa lan nở hoa theo ý muốn. Lúc này, chúng ta cần ghép cây vào chậu, để đưa ra thị trường tiêu thụ, để ghép được một chậu địa lan đẹp, cần phải tiến hành các bước cơ bản như sau:

Đầu tiên chọn cây lan cân đối, các ngòng hoa thẳng to, mập, lá phải xanh, thẳng và bóng. Nếu ghép 2 đến 3 cây vào chậu thì phải, chọn các cây phù hợp với nhau và lá của cây này không che và làm mất vẻ đẹp của cây kia. Sau khi chọn được cây, cần chọn chậu phù hợp cân đối, hài hòa với hình dáng và màu sắc của hoa. Dùng xốp chèn vào đáy chậu, đặt cây chèn xốp, dùng que sắt cố định, cho cây vào chậu và điều chỉnh cân đối, thẳng, cắt bỏ những lá héo, lá gãy giập, sau đó chúng ta dùng rong phủ lên trên mặt chậu, vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng giữ ẩm. Cuối cùng, dùng giấy mềm, vải mềm thấm ẩm lau lá cho lá bóng và đẹp, rồi tiến hành đưa lan ra thị trường tiêu thụ.

Đây là chương trình “Bạn của nhà nông”, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc để tham khảo

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản