Hương cuội
Đứa cháu đích tôn và lũ cháu ngoại đang loay hoay ngoài sân với những đồ đồng ngũ sự lổng chổng trên đám trấu và tro đẫm nước. Ông chúng, cụ Kép làng Mọc cũng đang loay hoay với mấy chục chậu lan xếp thành hàng dưới giàn hoa lý.
Trái với thời tiết, buổi chiều cuối năm, gió nồm thổi nhiều. Cơn gió nồm thổi nhẹ như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm áo chấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc, ý chừng muốn phô cái phú quý phong lưu của nhà mình. Không, đấy chỉ là một thói quen của cụ Kép. Mỗi khi cụ ra thăm vườn cảnh, trong một năm, trừ những ngày hạ ra không kể còn thì lúc nào cũng khoác tấm áo cừu. Mùa xuân, mùa thu khí hậu ấm, áo mở khuy. Sang đến đông tiết cụ cài hết một hàng khuy, nơi áo, thế là vừa. Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh. Cụ Kép nguyện đem quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý.
Buổi chiều ba mươi Tết năm nay, cả một cái gia đình cũ kỹ nhà cụ Kép đang tới tấp dọn dẹp để ăn Tết. Mợ Ấm cả, mợ Ấm hai ngồi lau lá dong chăm chỉ. Thỉnh thoảng họ ngừng tay để hỏi nhau xem còn thiếu những thực phẩm gì trong cái mâm cơm cúng chiều nay. Lũ con đàn bi bô ở ngoài sân. Chúng đang đánh bóng ở ngoài sân những lư, đỉnh, cây đèn nến bằng đồng mắt cua và bằng thiếc Sông Ngâu. Chốc chốc, lũ trẻ lại nín cười, nghển những đầu thưa thớt ít sợi tóc tơ, nhìn vào phía trong nhà cầu hỏi mẹ chúng:
- Bao giờ cậu mới về hả mợ?
Không biết nên trả lời con trẻ thế nào cho tiện, mợ Ấm cả đưa mắt cho mợ Ấm hai. Ông Ấm cả và ông Ấm hai, đi làm việc Tây ở tận xa chưa thấy về ăn Tết. Cứ lời những người ở trong làng có người đi làm việc nhà nước thì được nghỉ những từ chiều hai mươi chín kia mà. Muốn được khuây nỗi mong, hai chị em dâu, người đã đứng tuổi, càng thái đồ cỗ nấu cho nhanh. Gớm, những miếng trứng tráng để bầy trên mặt cỗ bát, thái hình miếng trám, sao mà đẹp thế. Đứng bên cạnh mẹ, đứa nhỏ nhất trong đàn con đã thủ thủ thỉ van nài mợ Ấm hai:
- Mợ cho con cái miếng mụi cắt hỏng kia nhá!
Người mẹ không nghỉ tay làm việc trên tấm thớt, lừ mắt nhìn con. Thằng bé vội chạy ra ngoài, sán đến cạnh cụ Kép:
- Ông đang làm gì thế hở ông?
- Ấy chết, cháu đừng mó vào hoa của ông. Ông đang thăm xem đúng hôm nào thì hoa của ông nở đủ.
- Ông cho cháu một cái… Cháu xin ông cái lá gẫy kia nhá!
- Cháu không được nghịch những thứ này. Thôi đi lên trên nhà với ông. Mợ cháu mà trông thấy cháu ra nghịch cây của ông, thì cháu lại phải đòn bây giờ đấy.
Nhớ đến trận đòn phất trần hôm nọ, vì trót nghịch gẫy mất rò lan của ông nội, thằng bé phụng phịu và hai tay đánh đai vào mình ông già, kéo trĩu cả tấm áo lông cừu. Nó làm nũng ông và quấn quít lấy ông, mong ông sẽ che chở cho, nếu mẹ nó nom thấy nó ra nghịch chậu cây cấm.
Cụ Kép cười khà. Rồi cụ lại vạch từng gốc rò lan xem xét tỉ mỉ đến màng hoa, đến rò hoa và thân lá. Hết chậu này đến chậu khác.
Tưởng chừng như cháu mình cũng là người biết đến chuyện chơi cây, hiểu đến thời tiết trong một năm, có đủ kinh nghiệm, thói tục và thông minh của người lớn, ông già nói với cháu bé:
- Tự nhiên, cuối năm lại nổi gió nồm. Cháu có thấy bực mình không? Ông tiếc cho mấy chục chậu lan của ông quá. Nở hết thôi!
Đứa cháu không hiểu đến ý nghĩa của câu than phiền của ông già, ngửng bộ mặt ngây thơ lên, hỏi hai ba lần:
- Hoa sắp nở, sao ông lại tiếc hở ông?
Cụ Kép nhìn lại cái người bé tí hon đứng với mình trong vườn lan, thân cao không vượt khỏi cái lá lan uốn cầu vồng, cụ Kép đãi đứa cháu ngây thơ một nụ cười rất độ lượng, mắt nhấp nháy kính tuổi:
- Nếu không có gió nồm thổi, thì hoa trong vườn ông còn lâu mới nở. Hoa sẽ nở vào ngày rằm tháng giêng. Đúng vào ngày tết Nguyên Tiêu. Ông cháu chúng ta sẽ có hoa mà thưởng xuân, cháu đã hiểu chưa. Bây giờ cháu chạy vào gọi bõ già ra đây cho ông bảo.
- Bõ già đi ra cầu ao rửa đá cuội từ ban trưa kia ông ạ.
Phải, phía cầu ao trong vườn cụ Kép, một người lão bộc, dang lom khom dúng rổ đá xuống nước ao và sàng sẩy rổ đá như kiểu người ta sàng mẹt gạo. Tiếng đá bị tung lên, đập vào nhau kêu sào sạo, khiến lũ cò trắng nghỉ chân trên lũy tre vội bay mất. Bõ già nghỉ tay, nhìn đàn cò sợ hãi bay cao, với nét cười của một người chịu vui sống trong sự an phận.
Bõ ở với cụ Kép đã lâu lắm. Cái hồi cụ kép còn là một thầy khóa sinh hai mươi tuổi, bõ già đã nếm cơm ở cửa nhà này rồi. Chính bõ vác lều chõng cho cụ đi thi tú tài. Những việc nhớn việc nhỏ trong nhà, bõ đều nhớ hết. Bõ nhớ cả những ngày giỗ giúi trong họ. Không có bõ nhắc nhỏm có lẽ nhiều lần mợ Ấm cả đã bỏ mất ngày giỗ. Bõ già hình như chỉ trải cuộc sống của mình để hàng năm, nhắc nhỏm đến những ngày giỗ trọng và giỗ giúi của gia đình người khác.
- Thưa mợ, đến mười sáu tháng tư này lại là ngày chính kỵ cụ ngoại… Thưa mợ…
Mợ Ấm cả, muốn tỏ sự cảm ơn, kín đáo đãi bõ già một miếng trầu kèm miếng cau tươi mềm. Trong cái gia đình yên lặng này, bõ già được thiện cảm của mọi người, không phải vì ỏn thót mà chính vì lòng thẳng thắn. Lắm lúc trông tội nghiệp lạ. Bõ tính toán, xếp đặt việc nhà chủ y như một kẻ có quyền lợi dính dấp vào đấy. Cái hoài bão to lớn của bõ là lúc trăm tuổi nằm xuống sao được có một cái "áo" gỗ vàng tâm thật dày.
Ở đây, không ai nỡ nói nặng bõ. Và, đến những việc nặng, mọi người đều tránh cho bõ già. Công việc thường trong một ngày có nhiều hôm chỉ thu vào việc chuyên trà tàu và thay bã điếu cho cụ Kép. Thậm chí trong những ngày cuối năm bận rộn như hôm nay, mà bõ già cũng không phải mó tay vào việc gì cả. Làm lợn, gói giò chả, vo gạo, đồ đậu xanh làm bánh chưng, làm dầu đèn, lau bàn thờ, nhất thiết không việc gì phải qua tay bõ. Mãi đến trưa hôm ba mươi Tết, cụ Kép mới bảo bõ già đi rửa mấy trăm hòn đá cuội trắng. Nghe thấy bõ già nhận lấy cái việc ngộ nghĩnh đó cả nhà đều cười. Thứ nhất là lũ trẻ con. Cụ Kép vẫn nghiêm trang dặn người đầy tớ già:
- Bõ đem đá ra bờ ao rửa cho sạch. Lấy bẹ dừa mà kỳ cho nhẵn, cho trắng tinh ra, Xong rồi, lựa những viên đá tròn bỏ vào một rổ. Những viên đá xù xì không tròn trĩnh, để ra một rổ khác.
Bõ già tỏ ý hiểu:
- Thưa cụ con biết rồi. Cụ lại sắp cho dọn một bữa rượu "Thạch lan hương" nhưng sao năm nay, lại soạn đá sớm quá? Thưa cụ con nhớ mọi năm cứ hạ cây nêu xong rồi mới đem cuội ra ngâm kia mà…
- Thế bõ không thấy giời đổi gió nồm đấy à? Thế bõ không biết năm nay hoa nở sớm hơn mọi năm sao? Tôi đã cho ngâm thóc để lấy mầm lúa nấu kẹo mạch nha từ mấy hôm nay rồi.
Bõ già gật gật…
Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà đã thừa bát ăn. Xưa kia cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống giữa thời buổi Tây, Tầu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần, nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thì giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành, chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng kia. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ ở các nơi về trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đầy chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá không hay, thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.
Bõ già gật gật…
Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà đã thừa bát ăn. Xưa kia cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống giữa thời buổi Tây, Tầu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần, nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thì giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành, chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng kia. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ ở các nơi về trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đầy chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá không hay, thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.
Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa. Ba ông con khăn lượt áo thâm lặy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay giao thừa lạnh. Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa.
Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng màu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, mà một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa Xuân nào bõ già cũng phải, ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông Ấm hai:
- Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Và lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ.
Ông Ấm hai vui chuyện hỏi bõ già:
- Này bõ già, tôi tưởng uống rượu nhắm với đá cuội tẩm kẹo mạch nha thì có thú vị gì. Chỉ thêm xót ruột.
- Chết cậu đừng nói thế, cụ nghe thấy cụ mắng chết. Cậu không nên nói tới chữ xót ruột. Chính cụ nhà có giảng cho tôi nghe rằng những cụ sành uống rượu, trước khi vào bàn rượu không ăn uống gì cả. Các cụ thường uống vào lúc thanh tâm. Và trong lúc vui chén, tịnh không dùng những đồ nhắm mặn như thịt cá đâu. Mấy vò rượu này là rượu tăm đấy. Cụ nhà ta quý nó hơn vàng. Khi rót rỏ ra ngoài một vài giọt, lúc khách về, cụ mắng đến phát thẹn lên. Cậu đậy nút lại, không có rượu bay.
Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ khoản không trong vắt như có ý theo dõi làn hương thơm đang thấm nhập dần vào lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào trong không gian.
- Dạ, xin rước các cụ.
Dứt tiếng cụ Kép, tất cả bốn cụ đều úp lòng bàn tay vào nhau thi lễ và giơ tay chỉ thẳng vào giữa, mời nhau ai cao tuổi xin nhắp chén trước đi. Tiệc rượu bắt đầu. Bõ già kính cẩn chắp tay đứng sau lưng chủ, có vẻ cũng thèm say lắm.
- Trời lạnh chút nữa, uống Thạch lan hương mới đúng phép chủ nhân ạ!
Đáp lời cụ Cử Lũ, cụ Kép vuốt râu cười nói:
- Chính thế, nhưng đệ sợ chờ được lạnh đến thi hoa vườn nhà tàn mất. Trông kẹo mạch nha không đông, còn dính vào lớp đá lót, đệ cũng biết là không được khéo lắm. Trời nồm biết làm thế nào.
- Này cụ kép, kẹo đá thơm ngon đấy. Chỉ hiềm có mùi ung ủng pha vào hương lan. Chắc kẹo nấu bén nồi, khê và thêm không được đông nên mới có tạp vị nhiễm vào.
Sau mấy câu phê bình về việc rượu, tỏ ra mình là người biết thưởng thức những vị thanh lương đạm bạc, bốn cụ đếu xoay câu chuyện sang phía thơ văn. Cụ Tú người cùng làng với cụ Kép, mở đầu câu chuyện làm thơ.
- Sớm nay, đệ đã khai bút rồi. Đệ nghĩ được một đôi câu đối. Để các cụ chữa cho mấy chữ, chiều nay sẽ viết luôn vào giấy hồng điều để xin phép dán thêm vào cổng nhà.
Ba cụ cùng cạn chén một lúc, cùng nói một lúc:
- Cụ Tú hãy cạn luôn ba chén rồi hãy đọc đôi câu đối mới. Câu đối của cụ còn ai hạch nổi chữ nào. Cụ nói gì mà khiêm tốn vậy? Chúng tôi xin nghe.
Chờ cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều bỏ vào mồm nhưng viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc một đôi câu.
Rồi mỗi chén rượu ngừng lại là một lời thơ ngân trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều.
Mấy cụ đều khen lẫn nhau là thơ hay. Trong cái êm ấm của chiều xuân sớm, tiếng ngâm thơ quyến rũ cả đến tâm hồn một người lão bộc. Bõ già, chiều mồng một Tết tự nhiên mặt sáng tỏ hẳn lên. Cái đẹp của tiệc rượu ngâm thơ lây sang cả người bõ.
Vò rượu vợi với chiều xuân sớm quên đi.
Những vò rượu vơi dần. Trong lòng đĩa sứ đựng nhân đá, hòn cuội cao dần lên. Bõ già đưa thêm mãi những đĩa sứ vào bàn rượu.
Từ phía đầu làng, dội về mấy tiếng pháo lẻ loi. Lũ cháu nhỏ nấp sau cột nhà, muốn chạy ra xin bõ già phát cho chúng những hòn cuội đã nhắm rượu xong rồi kia.
Phía ngoài cổng cái, có tiếng chó sủa vang. Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một cây gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một.
Nguyễn Tuân
Trích trong Vang Bóng Một Thời